Đau đầu vì phụ tùng xe máy giả và phụ tùng nhập lậu_ban ket cup c1
Con số này được ông Nguyễn Trọng Tín,Đauđầuvìphụtùngxemáygiảvàphụtùngnhậplậban ket cup c1 Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường chia sẻ trong hội thảo "Sở hữu trí tuệ và các vấn đề trong việc thực thi quyền Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam”. Đây là lần thứ 13 hội thảo này được tổ chức bởi Hiệp Hội các nhà sản xuất xe máy Châu Á (FAMI), Hiệp hội các nhà xe máy Việt Nam (VAMM) tổ chức.
Nội dung hội thảo xoay quanh các vấn đề về tình hình xâm phạm bản quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) tại Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực xe máy. Theo đó, thực trạng cho thấy, nhiều kiểu dáng xe máy có xuất xứ Trung Quốc và xe máy điện được lắp ráp tại Việt Nam, Trung Quốc đang xâm phạm kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ và hiện tượng sản xuất, buôn bán phụ tùng xe máy, mũ bảo hiểm, dầu nhớt giả mạo nhãn hiệu đang ngày càng gia tăng.
Cụ thể thì theo chia sẻ từ ông Nguyễn Trọng Tín, Phó Cục trưởng Cục quản lý thị trường (Bộ Công thương), năm 2016, Cục quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý tổng số 2.530 vụ việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT (bao gồm hàng giả, hàng nhái) và tịch thu gần 97.200 sản phẩm vi phạm.
Đến hết tháng 6/ 2017, số vụ vi phạm trong lĩnh vực này đã lên đến 2.721 vụ với trị giá hàng hóa vi phạm vào khoảng gần 21,9 tỷ đồng. Đáng kể là theo chia sẻ từ ông Tín, số lượng phụ tùng xe máy giả bị xử lý là 9.730 phụ tùng các loại. Trong đó, phần lớn là phụ tùng nhập lậu với tổng số lên tới 9.192 phụ tùng. Số còn lại là phụ tùng nhãn hiệu giả sản xuất trong nước.
Đối với mặt hàng xe máy và xe chạy điện thì trong 6 tháng đầu năm qua, tổng số vụ việc phát hiện và xử lý đã lên tới 733 với tổng giá trị hàng hóa vi phạm là hơn 2 tỷ đồng với số tiền xử phạt là 1,2 tỷ đồng. Đáng chú ý là theo chia sẻ từ các ý kiến trong hội thảo cho thấy, lượng linh kiện giả, linh kiện nhập lậu từ Trung Quốc về rất lớn và trong đó mức tiêu thụ tại các thành phố lớn và vùng lân cận là chủ yếu.