Cuộc đua của các startup Việt trong ngành giao nhận_đội hình mu 2019

Thương mại điện tử tại Việt Nam đang tăng trưởng nóng hơn bao giờ hết. TheộcđuacủacácstartupViệt trongngànhgiaonhậđội hình mu 2019o Báo cáo về nền kinh tế Internet Đông Nam Á 2019 của Google và Temasek, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 đạt 4,6 tỷ USD và dự kiến tăng lên 23 tỷ vào năm 2025. Năm 2019, quy mô thị trường Việt Nam vẫn thấp hơn Thái Lan (5 tỷ USD) nhưng dự báo 2025 sẽ vượt quốc gia này để đứng thứ hai tại Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia.

Giao Hàng Tiết Kiệm hiện là đối tác giao nhận chính cho Shopee, trang thương mại điện tử lượt truy cập website lớn nhất tại Việt Nam.

Cùng với sự tăng trưởng nóng của thương mại điện tử, ngành giao nhận cũng buộc phải phát triển theo để kịp với đà này. Bên cạnh các doanh nghiệp truyền thống có quy mô lớn như VNPost và Viettel Post, thị trường giao nhận thương mại điện tử hiện nay ghi nhận nhiều tên tuổi khác như Giao Hàng Nhanh (GHN), Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK), Ahamove là các công ty khởi nghiệp Việt đã khá trưởng thành. Bên cạnh đó, còn có các doanh nghiệp nước ngoài lớn mạnh như DHL e-Commerce, Grab (GrabExpress) hay Go-Viet (Go-Send), Lalamove. Đó là chưa kể đội ngũ giao hàng rất mạnh do các trang thương mại điện tử như Lazada, Tiki tự xây dựng.

Để làm hài lòng khách mua hàng online, một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là thời gian giao hàng. Người Việt đã được hưởng tốc độ giao hàng kỷ lục hiếm quốc gia nào có như giao trong vòng 30 phút, 1 giờ đồng hồ từ các doanh nghiệp bán lẻ hàng công nghệ như Thế Giới Di Động và FPT Shop, do đó yêu cầu rất cao trong thương mại điện tử là tốc độ giao hàng.

Khởi nghiệp tạo nền móng cho giao hàng thương mại điện tử

Năm 2012, đúng thời điểm Lazada có mặt tại Việt Nam và Sendo ra đời, một công ty khởi nghiệp trong ngành giao nhận là Giao Hàng Nhanh (GHN) cũng bắt đầu khởi sự. Nhiều người trong số 7 sáng lập GHN đang giữ vị trí cao tại Thế Giới Di Động thời điểm đó nên thấy được nhu cầu sắp tới của một công ty giao hàng độc lập, phát triển trên cốt lõi công nghệ, và làm sao để đáp ứng nhu cầu giao nhanh của khách mua hàng.

Các xe tải trong kho phân loại tự động tại TP.HCM của Giao Hàng Nhanh - công ty có thị phần giao nhận lớn hàng đầu ở khối tư nhân.

Sau một năm hoạt động, GHN có được mạng lưới khắp 15 tỉnh thành, hơn 300 nhân viên. Năm sau đó, công ty tăng lên 1.000 nhân viên và 2 triệu đơn hàng - gấp đôi năm trước.

Năm 2014, Giao Hàng Tiết Kiệm (GHTK) ra đời, cạnh tranh trực tiếp với GHN. Kể từ đó, nhiều công ty khởi nghiệp với nhiều mô hình khác nhau ra đời, tuy nhiên vì hạn chế mô hình hoạt động, nền tảng quản trị chưa tốt, thiếu vốn... khiến chưa có doanh nghiệp nào thực sự nổi bật đủ để so sánh với hai start-up kể trên.