Với mong muốn mang đến cho mọi người những sản phẩm thân thiện với môi trường bằng nguyên liệu có thể tái chế như bã đậu nành,Ýtưởngkhởinghiệplàmbaobìtừbãđậunàlucky88 best Nguyễn Thị Ngọc Huyền (sinh viên Khoa Kiến trúc - Kỹ nghệ gỗ, trường Đại học Thủ Dầu Một) đã đưa ý tưởng sản xuất bao bì từ bã đậu nành đến với cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo trong đoàn viên thanh niên” do Tỉnh đoàn tổ chức.
Nguyễn Thị Ngọc Huyền giới thiệu sản phẩm túi giấy làm từ bã đậu nành tại cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo trong đoàn viên thanh niên”
Giảm thiểu tác hại với môi trường
Là một trong số những người trẻ luôn có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường (BVMT), giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường, Nguyễn Thị Ngọc Huyền luôn ấp ủ có thể làm được những gì có ích cho cộng đồng, xã hội. Huyền bộc bạch: “Là tín đồ ăn chay và thích uống sữa đậu nành, trong một lần đi mua sữa đậu nành ở chỗ quen, phát hiện thùng bã đậu bốc lên mùi khó chịu, em suy nghĩ về việc làm sao có thể biến những chất thải này thành sản phẩm thân thiện với môi trường. Qua nghiên cứu, tìm tòi em được biết, glucid trong bã đậu nành chiếm khoảng 35% phần lớn cenlulose, hemicenlulose vàmột lượng nhỏ lignin. Đây là điều kiện thành phần nguyên liệu thuận lợi, phù hợp để sản xuất giấy. Nếu tận dụng được nguồn thu nguyên liệu dồi dào này đưa vào quy trình công nghệ sản xuất giấy, từ đó làm ra các loại bao bì giấy, túi giấy cung cấp ra thị trường tiêu thụ. Điều này sẽ giúp thị trường có thêm một dòng sản phẩm mới thân thiện môi trường, tạo thêm công việc làm cho người lao động và đặc biệt giảm thiểu ô nhiễm môi trường”.
Khi so sánh giữa bao bì nylon và bao bì giấy, hẳn ai cũng nhận ra ưu và nhược điểm của 2 sản phẩm này. Đối với bao nylon được sử dụng phổ biến, rộng rãi hiện nay bởi giá thành rẻ. Tuy nhiên, thành phần tạo nên chúng thường không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nylon rất khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường. Đối với bao bì làm từ bã đậu hoàn toàn không chứa các chất độc hại, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó, bao bìgiấy thân thiện với môi trường hơn hẳn các loại bao bì khác khi có thể tái chế hoặc tự phân hủy 100% mà không gây ô nhiễm môi trường.
Đưa bao bì giấy đến với mọi nhà
Nói về quá trình sản xuất các túi giấy từ bã đậu nành, Nguyễn Thị Ngọc Huyền cho biết: “Từ nguyên liệu bã đậu nành tươi, em sẽ tiến hành giã bã, sau đó nghiền, nấu bã rồi đến bước trộn keo, xeo bã, đổ khuôn, sau đó là sấy khô và cuối cùng tạo hình sản phẩm. Do tất cả làm bằng thủ công, nên có một số công đoạn tốn khá nhiều thời gian. Nhất là công đoạn sấy, hiện tại em dùng máy sấy tóc để sấy khô bã đậu nên mất nhiều thời gian. Trung bình em mất khoảng 5 tiếng để tạo ra khoảng 10 túi giấy. Nhưng em tin tưởng khi đưa vào sản xuất với quy mô lớn hơn và được đầu tư máy móc như máy sấy thì thời gian sẽ được tiết kiệm hơn rất nhiều. Vì thế, khi đến với cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo em kêu gọi 73 triệu đồng cho doanh nghiệp nhỏ với 6 nhân công. Em mong với dự án TEC 32 “ Sản xuất bao bì giấy từ bã đậu nành” sẽ trở thành 1 trong những dự án tạo ra giá trị và lan tỏa tinh thần BVMT đến mọi người và sẽ được đón nhận trong tương lai”.
Để dự án của mình có hướng đi rõ ràng, Nguyễn Thị Ngọc Huyền đã lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh doanh với các giai đoạn cụ thể gồm: Hoạch định, khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng; xác định đối tượng phân khúc khách hàng; liên kết chủ cung cấp nguyên liệu, đơn vị vận chuyển. Sau đó là lựa chọn máy và thiết bị gia công sản xuất, thực hiện quy trình công nghệ sản xuất bao bì giấy từbã đậu và đưa ra các biện pháp khắc phục; thực hiện chiến lược marketing, phân phối sản phẩm, tính giá thành chi phí, kêu gọi vốn đầu tư…
Dự án cũng hướng đến phân khúc khách hàng là các doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn đồ uống eat clean, các shop, các cửa hàng có tiêu chí sử dụng bao bì thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Ngọc Huyền cũng xác lập 2 kênh bán hàng là trực tiếp và gián tiếp. Theo đó, với kênh bán hàng trực tiếp, sản phẩm sẽ được chào hàng các shop, store, hoặc mở các chương trình “Đổi chai nhựa lấy bao bì giấy tại các trường học”. Kênh bán hàng gián tiếp sẽ thực hiện việc bán hàng qua các trang page, mạng xã hội như Facebook, Tiktok, chạy quảng cáo, tiếp thị marketing.
Việc sản xuất bao bì giấy từ bã đậu nành sẽ đóng góp rất nhiều cho người tiêu dùng và hệ sinh thái môi trường, hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường và bảo vệ rừng; tạo ra nguồn thu nhập, việc làm cho công nhân. Nhưng quan trọng hơn hết đó là việc thay đổi thói quen sử dụng bao bì túi nylon sang bao bì giấy vẫn còn nhiều khó khăn.
Để dự án của mình có hướng đi rõ ràng, Nguyễn Thị Ngọc Huyền đã lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh doanh với các giai đoạn cụ thể gồm: Hoạch định, khảo sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng; xác định đối tượng phân khúc khách hàng; liên kết chủ cung cấp nguyên liệu, đơn vị vận chuyển. Sau đó là lựa chọn máy và thiết bị gia công sản xuất, thực hiện quy trình công nghệ sản xuất bao bì giấy từ bã đậu và đưa ra các biện pháp khắc phục; thực hiện chiến lược marketing, phân phối sản phẩm, tính giá thành chi phí, kêu gọi vốn đầu tư…