Lắng nghe tiếng lòng của dân_tỉ số trận tây ban nha
Bài 2: Giúp dân
Không dừng lại ở “Gần dân,ắngnghetiếnglòngcủadâtỉ số trận tây ban nha sát dân”, từ tính thiết thực và hiệu quả, mô hình này hiện đã phát triển thành “giúp dân” và mở rộng đối tượng để làm sao giúp được dân nhiều hơn; đưa tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác về phụng sự nhân dân đi vào cuộc sống...
Cầu nối
Dĩ An hôm nay đã trở thành đô thị loại 3, diện mạo văn minh, hiện đại của thị xã ngày càng đổi thay mạnh mẽ; hạ tầng đô thị khang trang, hiện đại. Các tuyến đường ngang, ngõ hẻm dọc, từ trung tâm thị xã đến các phường, len lỏi vào từng khu phố đều đã được mở rộng và bê tông hóa sạch đẹp. Để có được kết quả như vậy, người dân địa phường đều cho rằng: Nhờ chính quyền địa phương thực hiện tốt quy chế dân chủ, luôn gần dân, sát dân để lắng nghe ý kiến nhân dân nên người dân luôn đồng thuận, sẵn sàng đóng góp sức người sức của, xây dựng quê hương phát triển; cụ thể là mô hình “Gần dân, sát dân, giúp dân”.
Ông Phạm Ngọc Ẩn, Trưởng ban Tuyên giáo TX.Dĩ An, cho biết đến nay, mô hình “Gần dân, sát dân, giúp dân” đang được nhân rộng ở tất cả các phường và các tổ chức đoàn thể, chính trị của thị xã. Mô hình ngày càng có tính bền vững, sức lan tỏa cao và tạo ảnh hưởng lớn đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ mô hình “Gần dân, sát dân, giúp dân”, lần lượt các mô hình nhỏ vì dân phục vụ ra đời như: Nụ cười công sở, Công sở thân thiện vì nhân dân phục vụ, Công an lắng nghe ý kiến nhân dân, Ngành giáo dục lắng nghe ý kiến nhân dân, Ngành y tế lắng nghe ý kiến nhân dân… đến mô hình nổi bật của HĐND TX.Dĩ An “A lô, Thường trực HĐND TX.Dĩ An xin lắng nghe”... Tất cả đều hướng về nhân dân, vì nhân dân phục vụ.
Từ “Gần dân, sát dân” đến “Giúp dân” đã đi vào lòng dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Trong ảnh: Cán bộ, công chức, viên chức tại huyện Bàu Bàng tận tình phục vụ nhân dân, giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn. Ảnh: T.THẢO
Điểm nhấn từ những mô hình này là đã tạo ra cầu nối giữa người dân với cấp ủy, chính quyền địa phương. Với tinh thần cầu thị, lắng nghe ý kiến của nhân dân, các mô hình “Gần dân, sát dân và giúp dân” đã và đang phát huy quyền làm chủ của nhân dân khi người dân được trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến, kiến nghị trước những vấn đề mới đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Điển hình, thông qua các diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến của nhân dân”, các mô hình “Gần dân, sát cơ sở”…, cán bộ, chiến sĩ Công an TX.Dĩ An đã kịp thời chấn chỉnh tinh thần, thái độ và có trách nhiệm phục vụ nhân dân tốt hơn. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của người dân, Ban lãnh đạo Công an thị xã đã chỉ đạo các cán bộ, chiến sĩ trên các địa bàn giải quyết kịp thời, dứt điểm nhiều vụ việc mà người dân góp ý. Từ đó, góp phần xây dựng lực lượng vững mạnh, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn; củng cố niềm tin và mối quan hệ gắn kết giữa nhân dân với lực lượng công an, tô thắm thêm hình ảnh người chiến sĩ công an vì dân phục vụ. ..
Cũng từ việc “lắng nghe ý kiến nhân dân”, chất lượng dạy và học trên địa bàn TX.Dĩ An tiếp tục có sự chuyển biến đáng kể; chất lượng khám chữa bệnh từng bước được cải thiện, hiệu quả điều trị được nâng cao, cơ sở vật chất trang thiết bị được quan tâm đầu tư. Từ chương trình “Alo! Thường trực HĐND TX.Dĩ An xin lắng nghe”, những ý kiến, thắc mắc, phản ánh về hạ tầng giao thông đô thị trên một số tuyến đường, tình trạng mất trật tự an toàn giao thông (ATGT), nạn kẹt xe, ngập úng cục bộ, chợ tự phát, lấn chiếm lòng lề đường, ATGT trước cổng trường học… đã được các ngành chức năng tiếp thu và xử lý một cách nghiêm túc.
Có thể thấy, từ mô hình “Gần dân, sát dân, giúp dân” thông qua đối thoại trực tiếp với nhân dân được triển khai rộng rãi trong thời gian qua đã giúp các cấp ủy, chính quyền tại TX.Dĩ An giải quyết kịp thời những vướng mắc, bức xúc trong nhân dân. Qua đó, góp phần phát huy tinh thần đoàn kết, tập hợp, huy động sức mạnh toàn dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương.
Mở rộng đối tượng
Tại Đảng bộ huyện Bàu Bàng - “cái nôi” của mô hình “Gần dân, giúp dân”, việc học tập, làm theo Bác đã và đang được cụ thể hóa bằng nhiều mô hình, mở rộng đối tượng. Trong đó, nổi bật là mô hình “Ánh sáng nông thôn mới” và “Vận động nhân dân gây quỹ làm đường giao thông nông thôn bằng bê tông xi măng”… Đến với Trừ Văn Thố, một trong những xã đi tiên phong trong mô hình này mới thấy hết sức lan tỏa. Những con đường nắng bụi mưa lầy đã dần được thay thế bằng bê tông, đèn đường sáng choang. Khi hai mô hình này được triển khai, người dân địa phương rất phấn khởi, bởi khi con đường sạch đẹp, sáng sủa, không chỉ tạo điều kiện cho người dân sinh hoạt và đi lại thuận tiện mà tình trạng trộm cắp, tai nạn giao thông cũng giảm hẳn.
Không chỉ vậy, mô hình “Gần dân, giúp dân” còn được mở rộng ra như “Gần nông dân, giúp nông dân”, “Gần doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp”. Theo đó, nhiều hội thảo, nhiều chuyến đến thăm, tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đã được tổ chức từ cấp tỉnh đến cơ sở. Đó là các chương trình, hội thảo, đối thoại, gặp gỡ để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ngành hàng...
Theo ông Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Huyện ủy Bàu Bàng, từ mô hình “Gần dân, sát dân” nay phát triển thành mô hình “Gần dân, giúp dân” đã đưa việc học tập, làm theo Bác đi vào cuộc sống. Riêng tại huyện Bàu Bàng đã xuất hiện nhiều mô hình kế tiếp hiệu quả và được nhân rộng ra địa bàn toàn huyện. Điển hình như mô hình “Ánh sáng nông thôn mới”, “Vận động nhân dân gây quỹ làm đường giao thông nông thôn bằng bê tông xi măng”… Khi các mô hình này được triển khai, người dân rất phấn khởi; bởi khi con đường sạch đẹp, sáng sủa, không chỉ tạo điều kiện cho người dân sinh hoạt và đi lại thuận tiện mà tình trạng trộm cắp, tai nạn giao thông cũng giảm hẳn.
Có thể nói, các mô hình “Gần dân, sát dân”, “Gần dân, sát dân và giúp dân”, “Gần dân, sát cơ sở” trong việc thực hiện, cụ thể hóa “học tập, làm theo Bác” đã đem lại hiệu quả thiết thực. Sức lan tỏa và sự tác động xã hội sâu sắc, nhiều ý nghĩa của những cách làm, việc làm thiết thực, tiêu biểu đã mang lại luồng sinh khí mới, tạo động lực tinh thần to lớn cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trong tỉnh, góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển. Nhiều địa phương, đơn vị xây dựng được nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, mang lại hiệu quả thiết thực, tạo được sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Từ đó xuất hiện ngày càng nhiều điển hình tiêu biểu trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Điển hình như mô hình “Gần dân, sát dân”, “Gần dân, sát dân và giúp dân”, “Gần dân, sát cơ sở” ở TX.Bến Cát, huyện Bàu Bàng, TX.Dĩ An...; hay mô hình “Gần công nhân, sát công nhân, lắng nghe và chia sẻ với công nhân” của Đảng ủy Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng… Điều này đã cho thấy sự lan tỏa, đi vào chiều sâu trong quá trình thực hiện việc học tập, làm theo Bác trên địa bàn tỉnh...
Đặc biệt, qua việc thực hiện Chỉ thị số 27/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ gắn với thực hiện mô hình “Chính quyền thân thiện của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” và mô hình “Công sở thân thiện vì nhân dân phục vụ”, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức đã có chuyển biến tích cực, chấp hành kỷ luật lao động, quy chế làm việc, tuân thủ quy định giờ giấc làm việc của cơ quan, đơn vị. Tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân, ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ được nâng lên, khắc phục được tình trạng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các biểu hiện tiêu cực khác, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
Trong năm 2018, với chuyên đề “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các cấp ủy Đảng, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã và đang chủ động cụ thể hóa bằng cách lựa chọn gắn với những nhiệm vụ chuyên môn. Qua đó, góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.