Áp lực từ định biên_lich thi đấu c2

Bài 3: Biên chế - không nên “cào bằng”

Số giường bệnh,Áplựctừđịnhbiêlich thi đấu c2 sĩ số học sinh tăng đều hàng năm nhưng biên chế lại giảm; một phường có đến 150.000 nhân khẩu, định biên cũng tương đương một đơn vị hành chính cùng cấp có 10.000 dân là thực tế bất hợp lý đang diễn ra tại các địa phương có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ như Bình Dương.

Đòi hỏi từ thực tiễn

Thực tế tại Bình Dương cho thấy cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình di dân từ các vùng nông thôn đến địa phương. Chỉ trong khoảng 10 năm, dân số tăng cơ học tại Bình Dương đã trên 1 triệu người, đưa tổng dân số lên 2,6 triệu người. Dân số đông, trong đó 53,5% là người lao động đến từ các tỉnh, thành phố khác, đã tạo ra áp lực lớn trong giải quyết công việc hành chính, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân và bảo đảm an sinh xã hội.

Sĩ số học sinh năm sau tăng cao hơn năm trước, Bình Dương hiện đang thiếu trên 3.000 giáo viên

Đơn cử như trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, chỉ tính riêng năm học 2022-2023, toàn tỉnh có 527.100 học sinh, tăng thêm 30.000 học sinh so với năm học 2021-2022. Sĩ số học sinh gia tăng năm sau cao hơn năm trước nhưng biên chế thấp, dẫn đến tình trạng thiếu giáo viên. Tỉnh hiện chỉ có trên 15.000 giáo viên, với sĩ số học sinh tăng như vậy, ngành giáo dục đang thiếu trên 3.000 giáo viên. Để bảo đảm cho 100% học sinh được đến trường, ngành giáo dục - đào tạo địa phương đã phải tính đến việc cho phép các trường hợp đồng nhân viên còn thiếu để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên; các viên chức trong ngành không trực tiếp dạy nhưng có chuyên môn sư phạm thì cho phép thẩm định chuyên môn để ra đứng lớp.

Nguồn cơn của thực trạng thiếu giáo viên; thiếu y, bác sĩ tại Bình Dương chính là do quá trình “di dân” mà không “di biên chế”. Bởi, chỗ này thiếu, ắt chỗ khác sẽ dư thừa.

Cần cơ chế đặc thù

Bình Dương hiện đóng góp ngân sách trong top 5, thu hút đầu tư nằm trong top 3, dân số đứng thứ 5 cả nước nhưng số lượng biên chế lại đứng thứ 52/63 tỉnh, thành. Ông Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng trường Đại học Việt Đức, đại biểu HĐND tỉnh, cho rằng: “Bình Dương là tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao, dân số đông, trong khi số lượng biên chế được phân bổ thấp đã gây áp lực rất lớn trong giải quyết công việc hành chính, an sinh xã hội, bảo đảm cuộc sống người dân và sự phát triển của doanh nghiệp”. Theo ông Viên, các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực, cụ thể là cán bộ công chức (CBCC) cho cải cách hành chính thật sự chưa bảo đảm so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; biên chế của các cơ quan, đơn vị, UBND cấp huyện, cấp xã luôn ở mức tối thiểu; chưa bố trí được nhân lực công nghệ thông tin chuyên ngành. Do đó, cần phải xây dựng bằng được chính sách ưu tiên cho đội ngũ CBCC làm công tác hành chính.

"Bình Dương hiện đóng góp ngân sách trong top 5, thu hút đầu tư nằm trong top 3, dân số đứng thứ 5 cả nước nhưng số lượng biên chế lại đứng thứ 52/63 tỉnh thành… Chỉ trong khoảng 10 năm, dân số tăng cơ học tại Bình Dương đã trên 1 triệu người, đưa tổng dân số lên 2,6 triệu người.”

Chia sẻ về áp lực từ gia tăng dân số cơ học, ông Đoàn Hồng Tươi, Chủ tịch UBND TX.Tân Uyên, cho biết dân số của thị xã ngày càng đông, nhưng biên chế giao luôn giảm theo hàng năm, nhất là áp lực giảm biên chế từ các cơ quan hành chính. “Do vậy, tôi kiến nghị xem xét phân bổ CBCC không nên cào bằng giữa các địa phương. Việc phân bổ phải dựa theo dân số; tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Việc phân bổ biên chế cho ngành y tế và giáo dục chưa đủ đáp ứng so với nhu cầu thực tiễn, cần phân bổ biên chế căn cứ theo giường bệnh, sĩ số học sinh”, ông Đoàn Hồng Tươi khuyến nghị.

Cũng theo ông Đoàn Hồng Tươi, tại các xã, phường, thị trấn ở Bình Dương, nhiều địa phương có trên 100.000 nhân khẩu/đơn vị cấp xã như phường Bình Hòa, phường Thuận Giao, phường Bình Chuẩn, phường An Phú (TP. Thuận An); phường Tân Đông Hiệp, phường Dĩ An, phường An Bình (TP.Dĩ An) nhưng số biên chế vẫn như các đơn vị cấp xã có 10.000 nhân khẩu hoặc ít hơn thì không hợp lý... Bởi, dân số đông, nhất là người dân tạm trú kéo theo nhiều dịch vụ khác nhau, từ đó công tác giải quyết thủ tục hành chính của các địa phương chịu rất nhiều áp lực. Do đó, ông Đoàn Hồng Tươi cho rằng, cần xem xét “cơ chế đặc thù cho các tỉnh đặc thù”…

Đồng quan điểm này, ông Võ Tường Văn, Chủ tịch UBND phường Dĩ An, TP.Dĩ An, chia sẻ phường có trên 120.000 nhân khẩu, trong đó 70% là người ngoài tỉnh. Căn cứ theo Nghị định 34/NĐ-CP, phường được định biên 37 người, bao gồm cả người làm việc không chuyên trách. Mới đây, khi đến kiểm tra, đoàn kiểm tra của Bộ Tư pháp rất sửng sốt khi thấy số lượng hồ sơ thủ tục hành chính mà phường thực hiện quá lớn.

“Họ bảo rằng, cán bộ ít mà sao làm nhiều dữ vậy. Thực tế, với số lượng cán bộ được định biên hiện có, phường đang chịu nhiều áp lực trong quá trình giải quyết công việc cho người dân. Do đó, chúng tôi cũng kiến nghị, nên tính toán lại việc cơ cấu đội ngũ CBCC của phường căn cứ theo tỷ lệ dân số. Một phường có dân số trên 120.000 người được bố trí 37 người, phường có dân số 10.000 người cũng bố trí tương đương biên chế thì không hợp lý”, ông Võ Tường Văn nói.

Lâu nay, thỉnh thoảng trên các phương tiện thông tin truyền thông phản ảnh một hiện tượng CBCC cấp xã, cấp huyện ở vùng nông thôn nào đó cùng nhau bỏ công sở “đi du lịch”, “đi học tập kinh nghiệm” dài ngày. Khoan nói đến việc vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, hiện tượng này phản ánh sự nhàn rỗi tại công sở nơi đó. Họ “đi du lịch”, “đi học tập kinh nghiệm” có khi là bởi không có việc để làm. Trái ngược với hiện tượng này là thực trạng CBCC cấp phường ở Bình Dương đang làm không hết việc. Cho nên, khi xem xét phân bổ biên chế, cần căn cứ vào thực tiễn nhu cầu công việc, không nên “cào bằng” giữa các địa phương.

-Ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Sở Nội vụ:
“Tại các xã, phường, thị trấn ở Bình Dương, nhiều địa phương có hơn 100.000 nhân khẩu/đơn vị cấp xã như phường Bình Hòa, phường Thuận Giao, phường Bình Chuẩn, phường An Phú (TP.Thuận An); phường Tân Đông Hiệp, phường Dĩ An, phường An Bình (TP.Dĩ An) nhưng số biên chế vẫn như các đơn vị cấp xã có 10.000 nhân khẩu hoặc ít hơn thì không hợp lý...”.
- Ông Lai Xuân Đạt, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư:
“Các địa phương ở Bình Dương đang triển khai nâng cao các chỉ số về chuyển đổi số, cải cách hành chính đòi hỏi công việc xử lý phải nhanh, chính xác nhưng số lượng biên chế ít sẽ tạo áp lực rất lớn cho lực lượng CBCC. Do đó, Bộ Nội vụ nên xem xét biên chế dựa trên tiêu chí dân số, sự đóng góp của địa phương đối với quốc gia, sự phát triển của địa phương, khối lượng công việc, nhiệm vụ được giao…”.
- Ông Lai Xuân Thành, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh:
“Trong công tác cải cách hành chính và chuyển đổi số hiện nay, tỉnh cần có các cơ chế đặc thù về thu hút đầu tư, tạo nguồn lực nhằm đẩy nhanh, đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa nền hành chính công và chuyển đổi số. Đối với Trung ương, tôi kiến nghị sớm xem xét tăng lương cho đội ngũ CBCC, viên chức theo vị trí việc làm để họ bảo đảm cuộc sống, nhất là CBCC ở cấp cơ sở theo Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21-5-2018 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với CBCC, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp…”.