Lắng nghe, tháo gỡ khó khăn trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy_7m cn tỷ số trực tuyến
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Tỉnh ủy Bình Dương. Ảnh: XUÂN THI
Tinh gọn bộ máy cấp xã
Ngày 11-5-2018,ắngnghetháogỡkhókhăntrongsắpxếptinhgọnbộmá7m cn tỷ số trực tuyến Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã phê duyệt Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết số 18-NQ/ TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) (gọi tắt là Đề án 711). Sau khi có Đề án 711, Tỉnh ủy đã tổ chức nhiều cuộc họp triển khai, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục đổi mới, sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với xu thế phát triển, nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh; phát huy quyền làm chủ của nhân dân; tinh giản biên chế đồng bộ, gọn nhẹ, gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC), viên chức trong tỉnh.
Sau khi có Đề án 711, các sở, ban, ngành, huyện, thị, thành phố trong tỉnh đã có kế hoạch cụ thể. Đến nay, toàn hệ thống chính trị của tỉnh đã tích cực triển khai, thực hiện và hoàn thành khối lượng công việc lớn. Trong đó, kết quả nổi bật sau khi thực hiện Đề án 711 là bộ máy của toàn hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương đã và đang được sắp xếp theo hướng tinh gọn, tiếp tục hoạt động hiệu lực và hiệu quả. Cụ thể nhất là Đề án “Sắp xếp, tinh gọn đội ngũ CBCC, viên chức và những người hoạt động không chuyên trách” ở phường Lái Thiêu, TP.Thuận An thành công đã trở thành mô hình rút kinh nghiệm cho việc tinh gọn bộ máy, thực hiện các chức danh kiêm nhiệm của 90 xã, phường, thị trấn còn lại trong tỉnh. Theo báo cáo chung, ở cấp xã, sau khi thực hiện định hướng 28 chức danh theo Đề án 711, số CBCC, viên chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã giảm đến 606 người, đạt tỷ lệ giảm 15,9%. Cụ thể, trước khi thực hiện đề án, số CBCC, viên chức và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã toàn tỉnh là 3.803 người, sau khi thực hiện đề án đến tháng 6-2019 còn 3.197.
Theo đánh giá của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, việc sắp xếp đội ngũ CBCC và người hoạt động không chuyên trách cấp xã là quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, được thống nhất từ chủ trương, tổ chức tuyên truyền rộng rãi, quán triệt rõ mục đích, yêu cầu của việc thực hiện đề án. Sau khi thực hiện, số lượng CBCC và người hoạt động không chuyên trách giảm rõ rệt. Nhờ đó, mỗi CBCC kiêm nhiệm nhiều chức danh nên có điều kiện phấn đấu, nâng cao trình độ, tạo sự chuyển biến tích cực trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Tháo gỡ khó khăn
Trên thực tế, mỗi địa phương đều có đặc thù riêng nên việc thực hiện Đề án 711 còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể các địa phương là xã nông nghiệp, việc bỏ chức danh Phó Chủ tịch Hội Nông dân sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện nhiệm vụ, hoặc các chức danh công chức địa chính - xây dựng - môi trường, giao thông - đô thị ở các địa phương đô thị, đông dân cư nên chịu áp lực, quá tải công việc. Việc sắp xếp các chức danh ở ấp, khu phố chỉ còn 3 - 4 người hoạt động không chuyên trách được thực hiện cơ bản tốt ở các địa bàn nông thôn, dân cư ổn định. Tuy nhiên, đối với các địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, địa bàn khu công nghiệp đông dân cư thì gặp khó khăn, nhất là ở các địa bàn TP.Thuận An, TP.Dĩ An có những khu phố trên 20.000 dân như khu phố Bình Thuận II, phường Thuận Giao, TP.Thuận An thì việc rút gọn còn 4 người khó bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ. Cùng với đó, các địa phương cũng nêu lên khó khăn về chế độ chính sách cho người thuộc diện tinh giản…
Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Minh Thủy, Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy gợi ý phát biểu về các khó khăn tại địa phương, nhất là những bài học kinh nghiệm được rút ra trong suốt quá trình triển khai thực hiện Đề án 711 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và vấn đề thể chế hóa đề án của Tỉnh ủy, nghị quyết của HĐND tỉnh thành quy định, hướng dẫn về khung số lượng CBCC, người hoạt động không chuyên trách cấp xã theo khu vực, địa phương có yếu tố đặc thù, phát triển tương đồng. Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung lắng nghe một số ý kiến trình bày những kinh nghiệm góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện công tác sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Bình Dương theo Đề án 711 của Tỉnh ủy Bình Dương, Nghị định 92, Nghị định 34 của Chính phủ đối với c ấp xã.
Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Hoàng Thao đã lắng nghe các khó khăn được đề xuất, kiến nghị; đồng thời đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, cơ quan tiếp tục thực hiện Đề án 711 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Đồng chí cũng nhấn mạnh đến việc triển khai thực hiện chu đáo và nghiêm túc Kế hoạch số 101 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương về “Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 35 ngày 30-5-2019 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”. Trong quá trình thực hiện đề án và hồ sơ nhân sự chuẩn bị công tác tổ chức nhân sự Đại hội Đảng các cấp phải bảo đảm đúng quy định tại Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 101 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương.
HỒ VĂN