Sáng 8-1,ểnkhaiquyếtliệtxâydựngtrườngchínhtrịchuẩntheoquyđịnhcủaBanBíthưkết quả bóng đá ý 2 phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác trường chính trị, trường bộ, ngành năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng đề nghị các thường trực tỉnh ủy, thành ủy cần tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án trường chính trị chuẩn theo Quy định số 11-QĐ/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư.
GS,TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương phát biểu chỉ đạo.
Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng yêu cầu những trường chưa có đề án chuẩn mức 1 hoặc trường đã đạt chuẩn mức 1 nhưng chưa xây dựng đề án chuẩn mức 2, cần khẩn trương ban hành đề án để trường có cơ sở triển khai thực hiện. Đối với những trường đã đăng ký thẩm định chuẩn vào năm 2024 (có 10 trường), cần khẩn trương rà soát, hoàn thiện đủ các chỉ tiêu, tiêu chí, chuẩn bị kỹ lưỡng hồ sơ, minh chứng, thực hiện theo đúng quy trình, quy định từ tự đánh giá, đánh giá cấp tỉnh đến đề xuất đánh giá cấp Học viện.
Ông Nguyễn Xuân Thắng lưu ý, đánh giá trường chính trị không chỉ ở số lượng 6 nhóm tiêu chí, 55 chỉ tiêu, mà quan trọng là đánh giá chất lượng từng tiêu chí. Đối với các trường chính trị đăng ký chuẩn vào năm 2025 cũng cần rà soát để có thể thúc đẩy chuẩn sớm hơn.
Theo Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, có 9 trường đã được công nhận chuẩn trong thời gian qua đều rút ngắn thời gian về đích từ 1 - 3 năm so với mục tiêu, lộ trình đề án.
Bên cạnh đó, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng cũng đề nghị các trường chính trị, trường bộ, ngành cần xác định nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng một cách thực chất, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương. Các trường tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn; làm tốt công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch với yêu cầu 100% cán bộ, giảng viên, học viên của các trường tham gia, có các bài viết chất lượng cao. Các trường tiếp tục quan tâm xây dựng đội ngũ giảng viên, coi đây là yếu tố quyết định chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học của các trường.
Nhấn mạnh các trường chính trị, trường bộ, ngành đã và đang có những chuyển động rất tích cực, ông Nguyễn Xuân Thắng bày tỏ tin tưởng, công tác của các trường trong năm 2024 sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành công mới.
Trong năm qua, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với các cơ quan Trung ương tổ chức thẩm định và công nhận 8 trường chính trị đạt chuẩn mức 1, qua đó nâng tổng số trường đạt chuẩn đến nay là 9 trường. Dấu ấn nổi bật của năm 2023 là Học viện đã phối hợp với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thành công Hội thi Giảng viên dạy giỏi toàn quốc các trường chính trị cấp tỉnh lần thứ VIII, với quy mô lớn nhất từ trước tới nay.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các trường chính trị có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng. Các trường đã tổ chức hơn 3.400 lớp đào tạo, bồi dưỡng với trên 243.000 học viên. Tỉ lệ lớp trung cấp lý luận chính trị tập trung cao nhất từ trước tới nay, với 231 lớp tập trung/360 lớp không tập trung...
Theo TTXVN