Vào ngày 11/4/2016,ẩntrọngvớiquảngcáolừađảobánantentruyềnhìnhbắtsócách đánh xiên bóng đá ICTnews đã có bài “Quảng cáo “nổ” để lừa bán anten truyền hình với giá cắt cổ”phản ánh việc không ít người cả tin sập bẫy của một trang Facebook quảng cáo bán anten HD có thể thu được hàng trăm kênh truyền hình miễn phí qua vệ tinh, bao gồm cả kênh của K+, với giá bán gần 500.000 đồng. Nhưng thực chất đây chỉ là loại anten thu truyền hình số mặt đất thông thường, có giá bán thực tế chưa đến 50.000 đồng. Sau khi ICTnews đăng bài, PC50 Công an Hà Nội đã liên hệ với ICTnews để có biện pháp ngăn chặn hành vi lừa đảo. Nhưng ngay sau khi báo đăng, Fanpage này đã nhanh chóng được xóa đi. Tất cả các số liên lạc bán hàng của những kẻ lừa đảo đã trong tình trạng không liên lạc được.
Sau một thời gian ẩn nấp, cho đến thời điểm này, khi chỉ còn đúng 15 ngày nữa là tại 8 tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hải Dương, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bình Dương sẽ tắt sóng analog thì những kẻ lừa đảo lại xuất hiện và tiếp tục quảng cáo sai sự thật để bán loại anten trên với giá đắt hơn thực tế tới 10 lần.
Từ tối ngày 14/12/2016, Diễn đàn DVB-T2 sôi sục vì một số thành viên đã phát hiện ra Fanpage “Anten HD – Bắt sóng vệ tinh K+” quảng cáo bán một loại anten HD thu miễn phí được 60 kênh truyền hình HD, trong đó có cả các kênh của K+. Fanpage này còn giới thiệu đây là “sản phẩm xuất xứ từ Mỹ đã đoạt giải thưởng sáng tạo công nghệ của USA Tech Adward 2014 và với khả năng vượt trội và tính di động cao, sản phẩm đã làm mưa làm gió trên thị trường Mỹ suốt thời gian dài”. Kèm theo một video hoành tráng được dẫn link từ Youtube. Giá bán niêm yết của sản phẩm này là 600.000 đồng, hiện đang chạy khuyến mãi giá 349.000 đồng.
Theo anh Ngọc Sơn (đại lý điện tử Ngọc Sơn, Hà Nội), mấy ngày gần đây có khá nhiều người dân sau khi mua loại anten này đã gọi điện nhờ anh hướng dẫn cách thu sóng K+, bởi vì họ không thu được sóng K+ như quảng cáo. Đây thực chất là loại anten thu sóng truyền hình số DVB-T2 thông thường, có xuất xứ từ Trung Quốc và không có khả năng thu sóng truyền hình vệ tinh K+ như lời quảng cáo. Chất lượng anten không có gì nổi trội, chỉ tương đương với những loại anten có giá bán lẻ khoảng 40.000 – 50.000 đồng trên thị trường.
Những người bán hàng lợi dụng thị hiếu của người dân đã cố tình quảng cáo sai sự thật về tính năng của anten có khả năng thu sóng K+ miễn phí, nên bài quảng cáo này đã thu hút hàng nghìn lượt like, hàng trăm bình luận. Khi tư vấn cho người mua, những người bán hàng lừa đảo cho biết: “khả năng thu sóng rất dễ dàng, chỉ cần cắm anten vào giắc cắm ở sau tivi, rồi chọn dò kênh tự động là thu được hàng trăm kênh, mỗi ngày chỉ cần bật tivi một lần để anten tự dò sóng và cập nhật kênh”. Những người am hiểu về điện tử cho rằng, không có loại anten nào có dùng cho tivi thông thường có thể tự động dò kênh và update kênh nếu không có đầu thu kỹ thuật số. Thế nhưng không ít người đã tin lời tư vấn và mua hàng của chúng.
Anh Hoàng Vũ, hiện sống ở Nghĩa Hưng, Nam Định cho hay, người dân ở xã anh khá nhiều người mua loại anten này và được chuyển hàng về qua bưu điện. Tuy nhiên, tất cả mọi người đều thất vọng vì anten chỉ thu được các kênh DVB-T2 miễn phí, chứ không thu được truyền hình K+ như lời quảng cáo.
Thực chất đây chỉ là loại anten trong nhà để thu truyền hình mặt đất, nếu gắn với tivi có tích hợp tính năng thu truyền hình số DVB-T2 thì có thể thu được các kênh truyền hình số quảng bá, còn nếu tivi chưa tích hợp DVB-T2 thì không có tác dụng gì. Anten này hoàn toàn không thể thu được các kênh truyền hình K+. Những lời quảng cáo của trang bán hàng kia thực chất là chiêu lừa đảo bán hàng trắng trợn, nhằm lừa gạt người tiêu dùng để bán với giá cao gấp nhiều lần so với giá trị thực của sản phẩm.
Những người am hiểu về truyền hình khẳng định, truyền hình vệ tinh không thể thu được bằng anten mà bắt buộc phải thu bằng chảo và qua thiết bị giải mã là đầu thu truyền hình vệ tinh. Do đó, người dân không nên tin vào quảng cáo lừa tránh mất tiền oan khi phải trả tới gần 500.000 đồng để mua một chiếc anten có giá bán trên thị trường chỉ bằng 1/10.