Tăng đại biểu Quốc hội chuyên trách phải tăng tính chuyên nghiệp_nhận định arsenal vs brentford
Sáng 26/5,ăngđạibiểuQuốchộichuyêntráchphảităngtínhchuyênnghiệnhận định arsenal vs brentford tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội thảo luận trực tuyến về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.
Đại biểu Dương Xuân Hòa (Lạng Sơn) . Ảnh: Quang Khánh.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết: Về tỷ lệ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách, có ý kiến tán thành quy định tỷ lệ ít nhất là 35% tổng số ĐBQH như hiện nay nhưng nhiều ý kiến đề nghị nâng tỷ lệ này lên mức 40% tổng số ĐBQH hoặc cao hơn nữa cho phù hợp với yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) thấy rằng, việc quy định trong luật tỷ lệ đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách ở mức cao hơn hiện nay sẽ là cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch, chuẩn bị nguồn nhân sự tham gia làm ĐBQH hoạt động chuyên trách, từ đó tăng cường tính chuyên nghiệp, góp phần quan trọng cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Do đó, tiếp thu ý kiến của đa số ĐBQH, dự thảo Luật chỉnh lý khoản 2 Điều 23 theo hướng nâng tỷ lệ ĐBQH hoạt động chuyên trách lên ít nhất là 40% tổng số ĐBQH.
Theo đại biểu Nguyễn Sơn (Hà Tĩnh), tăng tỷ lệ ĐBQH chuyên trách lên 40% là cần thiết nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp, góp phần quan trọng cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Sơn cũng đề nghị xem xét việc dành tỷ lệ nhất định cho các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, người có nhiều kinh nghiệm hoạt động đại biểu sắp đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn đủ điều kiện về năng lực công tác, trí tuệ, uy tín và có sức khỏe, tham gia ứng cử làm ĐBQH hoạt động chuyên trách mà không giữ chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan của Quốc hội.
Đồng thời, kiến nghị cấp có thẩm quyền xây dựng bảng lương phù hợp với chức vụ, vị trí việc làm tại các cơ quan của Quốc hội, Đoàn ĐBQH, bảo đảm đáp ứng yêu cầu, điều kiện hoạt động cho ĐBQH, đặc biệt là ĐBQH hoạt động chuyên trách và thu hút được người có uy tín, năng lực, trình độ về công tác, làm việc tại Quốchội.
Đồng quan điểm, đại biểu Dương Xuân Hòa (Lạng Sơn) nhất trí với quy định số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách ít nhất là 40% tổng số đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, đại biểu Dương Xuân Hòa cũng đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu để có quy định trong dự thảo luật cơ chế dành tỷ lệ ít nhất là 5% cơ cấu đại biểu hoạt động chuyên trách là chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý… Hơn nữa, theo đại biểu Dương Xuân Hòa, việc bổ sung quy định này hoàn toàn phù hợp với chủ trương tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả.
Đánh giá việc nâng tỷ lệ ĐBQH chuyên trách lên 40% là một điểm nhấn trong dự thảo Luật này, song đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp) bày tỏ băn khoăn khi chưa đưa vào dự thảo Luật quy định các chuyên gia, nhà khoa học có thể ứng cử làm ĐBQH hoạt động chuyên trách. Điều này theo đại biểu Mai Hoa cũng cho thấy sự mâu thuẫn trong việc vừa bảo đảm tính đại diện của nhân dân nhưng lại mong có các ĐBQH chuyên sâu cao.
“Về lâu dài cần có nghiên cứu vấn đề này một cách thấu đáo”, đại biểu Mai Hoa nói.
Giơ bảng sử dụng quyền tranh luận, nhấn mạnh hạt nhân hoạt động của QH chính là ĐBQH, đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) cho hay: Chúng ta đang chuyển sang một QH sang hoạt động thực chất, thực quyền thì phải tăng cường năng lực cho ĐBQH, trước hết là tăng cường năng lực pháp lý, điều kiện bảo đảm cho ĐBQH, trong đó đáng chú ý nhất là năng lực luật pháp của các ĐBQH, quyền trình dự án luật, quyền sáng kiến pháp luật.
Mặt khác, theo đại biểu Lê Thanh Vân, cần đề cao tính chuyên nghiệp, đừng quá chú trọng số lượng.
“Cho dù 100% ĐBQH là chuyên trách mà không chuyên nghiệp thì hoạt động của QH sẽ không đảm bảo thực chất, thực quyền”, ĐB Lê Thanh Vân nêu rõ./.
Theo dangcongsan.vn