Ngành sản xuất điều hòa phát triển mạnh do nhu cầu tăng cao của người dân |
Theạnchếsửdụngđiềuhòanhiệtđộbâygiờhoặckhôngbaogiờcoi kết quảo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), số lượng điều hòa sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2050, đồng nghĩa với lượng điện năng tiêu thụ cũng sẽ tăng gấp ít nhất ba lần. Khi đó, toàn thế giới sẽ có 5,6 tỷ điều hòa nhiệt độ.
Vấn đề hiện nay là điều hòa đang chiếm một tỷ trọng tiêu thụ điện năng vô cùng lớn ở các tòa nhà, hộ gia đình. Báo cáo của Viện Khoa học Nhiệt - Lạnh, Đại học Bách khoa Hà Nội cho thấy, điều hòa chính là thủ phạm chiếm trung bình 40% tổng điện năng tiêu thụ trong một hộ gia đình và con số này tăng lên 50% vào mùa nóng.
Còn theo thống kê của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM, điều hòa là thiết bị tiêu thụ tới 60-75% năng lượng trong các khách sạn, trung tâm thương mại, trụ sở cơ quan hành chính nơi đây.
Đấy là chưa kể vào giờ cao điểm, cũng là lúc thời tiết nóng bức nhất, mức tiêu thụ điện năng cao của điều hòa tạo áp lực trực tiếp lên khả năng điều tiết của ngành điện. Điều này gây ra những hệ lụy như buộc ngành điện phải mua điện giá cao, hoặc đầu tư cơ sở hạ tầng để đảm bảo hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân, doanh nghiệp được ổn định.
Để đảm bảo nguồn cung ứng điện, một số cơ chế chính sách đặc thù khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo (gió, mặt trời) đang được thúc đẩy. Tuy nhiên, tỷ trọng của nguồn năng lượng này vẫn còn khá thấp trong cơ cấu huy động điện của Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN).
Điện mặt trời đang phát triển, nhưng chưa thể giải quyết bài toán thiếu điện trong ngắn hạn |
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, sản lượng điện toàn quốc đạt 119,42 tỷ kWh, trong đó thủy điện chiếm 18,04%, nhiệt điện (than, dầu, khí) chiếm 75,4% trong khi năng lượng tái tạo chiếm 6,56%. Như vậy, tỷ trọng điện hiện nay vẫn đang phụ thuộc lớn vào nguồn nhiên liệu hóa thạch vốn có hạn về mặt trữ lượng, khó tìm kiếm và khai thác ngay lập tức.
Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng điều hòa nhiệt độ một cách hợp lý là vấn đề vô cùng cấp bách đối với an ninh năng lượng. Tuy nhiên, hiện nay nhận thức của người dân vẫn còn khá hạn chế về việc sử dụng điều hòa nhiệt độ sao cho tiết kiệm điện năng, chẳng hạn như dùng thêm quạt cây để đạt hiệu quả làm mát tốt hơn thay vì chỉnh điều hòa nhiệt độ thấp gây lãng phí điện.
Một vấn đề lớn hiện nay nữa là điều hòa thải ra môi trường khí nhà kính góp phần làm Trái đất nóng lên, trong đó đặc biệt có hại là khí hydrofluorocarbon (HFC), mà thường được hiểu là khí gas bơm vào điều hòa hoặc tủ lạnh ở Việt Nam. Loại khí này dễ bị rò rỉ trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng hoặc sản xuất điều hòa, nhất là ở các bãi phế liệu.
Điều hòa trở thành nỗi lo thải ra lượng khí nhà kính gây nóng lên toàn cầu |
Tại Mỹ, nơi có thị trường tiêu thụ điều hòa lớn nhất thế giới, điều hòa hiện thải ra 130 triệu tấn CO2 mỗi năm, theo Viện Nghiên cứu Rocky Mountain. Chưa có số liệu cụ thể về vấn đề này ở Việt Nam (số liệu tổng là 226,5 tấn CO2 vào năm 2018, theo IEA), nhưng nước ta đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự nóng lên toàn cầu.
Cụ thể, theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn, ngày 21/05 năm nay đã phá vỡ kỷ lục nắng nóng trong lịch sử ở nhiều nơi như Lào Cai, Kim Bôi (Hòa Bình), Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Hà Đông (Hà Nội). Nền nhiệt nắng nóng gay gắt cộng với việc sử dụng điều hòa triền miên khiến chuyên gia của IEA phải lên tiếng cảnh báo rằng chúng ta đang tự nướng chính mình.
Hiện IEA đang kêu gọi các nước đầu tư nghiên cứu điều hòa hiệu suất cao, thay thế khí HFC có hại cho môi trường. Tuy nhiên, đây là một câu chuyện dài của tương lai, mà ngay bây giờ nếu chúng ta không có các biện pháp giảm lượng tiêu thụ và hạn chế sử dụng điều hòa, nhân loại sẽ phải trả giá đắt khi sống trong một chảo dầu nóng mang tên Trái đất.
Phương Nguyễn
Thực hư sản phẩm "siêu tiết kiệm điện" chỉ cần cắm vào ổ là giảm 30-40% lượng điện tiêu thụ của điều hòa, tivi, tủ lạnh
Theo EVN, đây là chiêu trò lừa đảo khách hàng. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng khuyến cáo người dùng tìm hiểu kỹ thông tin trước khi sử dụng các thiết bị được quảng cáo có chức năng tiết kiệm điện.