Hà Nội “lên tiếng” về Bệnh viện quốc tế 50 triệu USD bỏ hoang_soi keo truc tuyến

TheàNộilêntiếngvềBệnhviệnquốctếtriệuUSDbỏsoi keo truc tuyếno lãnh đạo UBND TP Hà Nội, phần lắp đặt thiết bị của Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ Hà Nội bị chậm là do nhà cung cấp không tuân thủ điều kiện về chất lượng sản phẩm và hiện đang chờ kết luận của tòa án.

Bệnh viện 50 triệu USD bỏ hoang, cỏ mọc um tùm

Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ Hà Nội nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội), với tổng vốn 50 triệu USD, do Tập đoàn Keystone Development Management SA (Mỹ) làm chủ đầu tư. Đây từng được kỳ vọng là bệnh viện quốc tế 5 sao, quy mô 300 giường bệnh, với trang thiết bị hiện đại, phục vụ nhu cầu khám - chữa bệnh của người dân Hà Nội, giúp giảm tải cho các bệnh viện lớn. Tuy nhiên, đến nay dự án mới chỉ xây xong phần thô và bỏ hoang mặc cỏ mọc um tùm.

Một số người dân sống gần bệnh viện cho biết, bệnh viện bỏ hoang nhiều năm nay, không thấy công nhân vào xây dựng nữa. Cỏ dại mọc um tùm, mùa mưa nước không thoát được, cây chết ở đây có mùi rất khó chịu. Đặc biệt, muỗi rất nhiều gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống người dân khu vực.

{keywords}

Mặt trước Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ đã được lắp kính hoàn chỉnh. (Ảnh: Xuân Tùng)

Theo ghi nhận cuả phóng viên Infonet chiều 2/12, trong khuôn viên của bệnh viện, cây cối mọc um tùm, các thiết bị xây dựng lâu ngày không sử dụng bị gỉ sét. Ở cổng sau bệnh viện vẫn duy trì bảo vệ trông coi, bên trong vẫn có người nhưng không có bất cứ hoạt động nào liên quan đến xây dựng.

Quý IV năm 2016 sẽ đưa bệnh viện vào hoạt động?

Ngày 1/12/2015, trả lời kiến nghị của cử tri về sự chậm trễ trong việc xây dựng bệnh viện trên, lãnh đạo UBND Hà Nội cho biết, Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ Hà Nội được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 181/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 20/1/1997.

Tại Giấy phép điều chỉnh vào ngày 9/10/1998, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn y việc điều chỉnh tiến độ xây dựng, lắp đặt trang thiết bị bệnh viện theo tiến độ với thời gian hoàn thành việc xây dựng và lắp máy móc, trang thiết bị y tế là khoảng 2 năm.

Thời gian hoạt động được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn chạy thử vận hành khoảng 6 tháng sau khi hoàn thành và gia đoạn chính 37 năm của dự án.

{keywords}

Mặt sau đang hoàn thiện thì bỏ dở nhiều năm nay. (Ảnh: Xuân Tùng)

Theo UBND TP Hà Nội, đơn vị này cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp lần đầu cho Bệnh viện Quốc tế Hoa Kỳ Hà Nội ngày 24/11/2004 và được Bộ Xây dựng chấp thuận thiết kế kỹ thuật dự án, điều chỉnh (bổ sung sân đỗ máy bay trực thăng) ngày 4/7/2007 theo ý kiến chấp thuận của Văn phòng Chính phủ. Như vậy, các thủ tục về đất đai và cấp phép xây dựng được hoàn thành vào ngày 4/7/2007 (sau 10 năm từ ngày được cấp phép đầu tư).

Về tiến độ xây dựng dự án, lãnh đạo UBND TP Hà Nội cho biết, ngày 27/7/2007, công trình bắt đầu thi công hạng mục cọc khoan nhồi và ép cọc; đến ngày 1/9/2010 đã thi công xong phần kết cấu thô thân (Ký hợp đồng tổng thầu thi công với Công ty Keystone).

Từ 1/9/2010 bắt đầu thi công hạng mục kiến trúc, ngoại cảnh sân vườn. Đến nay, bệnh viện đã hoàn thành thi công phần thô công trình, đang hoàn thiện toàn bộ phần kiến trúc của tòa nhà, các hạng mục cơ điện (thang máy, ống gió, khí y tế, camera giám sát…) và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong quý IV/2016.

Theo đại diện UBND TP Hà Nội, khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai dự án là hiện nay công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn đối với phần diện tích đất dưới hành lang lưới điện do chưa nhận được sự đồng thuận của người dân.

Phần diện tích này do bệnh viện đề nghị thuê thêm để làm thảm cỏ cây xanh, tạo cảnh quan cho bệnh viện (không thuộc diện tích xây dựng công trình đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp phép). Hơn nữa, phần lắp đặt thiết bị chậm do nhà cung cấp không tuân thủ điều kiện về chất lượng sản phẩm, hiện đang chờ kết luận của tòa án.

“Ngày 28/5/2015, UBND TP đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tiến độ thực hiện dự án; kiểm tra việc chấp hành quy định liên quan dự án và đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn để sớm đưa dự án đi vào hoạt động phục vụ nhân dân”, lãnh đạo UBND TP Hà Nội khẳng định.

Theo Infonet

TP.HCM: Giải pháp nào cứu 502 dự án đắp chiếu được sớm triển khai?