Nhà cái uy tín

Mường Nhé 'tươi' hơn từ khi có ti vi và 'cái a lô'_thứ hạng của macarthur fc

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhận Định Bóng Đá   来源:Nhà cái uy tín  查看:  评论:0
内容摘要:Tin thể thao 24H Mường Nhé 'tươi' hơn từ khi có ti vi và 'cái a lô'_thứ hạng của macarthur fc

Tìm về nơi từng "nước độc rừng thiêng"

Chuyến xe chở đoàn phóng viên Hà Nội từ thành phố Điện Biên Phủ đến xã Sín Thầu và đồn biên phòng A Pa Chải khiến cho hầu hết các phóng viên ngất ngư vì không quen với cung đường gần 300 km có hàng loạt khúc cua tay áo nối tiếp nhau. Đường núi nhỏ hẹp lại liên tục gấp khúc nên có tiền cũng không thể thuê xe ô tô 45 chỗ để ngồi cho thoải mái,ườngNhétươihơntừkhicótivivàcáialôthứ hạng của macarthur fc các hành khách đành co chân ngồi chen chúc nhau trong chiếc ô tô 24 chỗ trong suốt 9 giờ đồng hồ.

Nhìn qua cửa kính của ô tô, những công dân thành thị được tận mục sở thích cuộc sống của người dân miền núi Điện Biên. Chẳng còn thấy lớp lớp nhà cao tầng che khuất tầm nhìn hay phố xá tấp nập ô tô, xe máy. Thay vào đó là hình ảnh của những chiếc nhà sàn đơn sơ thấp lè tè, cạnh nhà được “trang trí” bằng những chiếc dây phơi giăng đầy quần áo, chăn màn cũ kỹ, hoặc giá củi để dành dùng dần. Trước cửa lê la những đứa trẻ mũi thò lò, chân đất, chỉ mặc một manh áo mỏng manh, hoặc những cụ già ngồi ưu tư bóc những hạt ngô già. Thiếu vắng hoàn toàn những tiện nghi sinh hoạt hiện đại như máy điều hòa, máy sưởi, bình nóng lạnh,... ắt hẳn trong tiết trời lạnh cắt da cắt thịt hoặc những ngày nóng như thiêu như đốt, người dân nơi đây sẽ phải sống rất vất vả.

Những tưởng cuộc sống khó khăn thiếu thốn cũng chỉ đến mức này là cùng. Thế nhưng không phải vậy. Tại điểm chốt của cuộc hành trình là đồn biên phòng A Pa Chải, Thượng tá Lê Văn Thinh, Chính trị viên Đồn biên phòng này đã tả lại một “bức tranh” về Mường Nhé trong quá khứ cách đây khoảng 20 năm còn cực khổ hơn rất nhiều. Hồi ấy, Mường Nhé vẫn thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Người dân chủ yếu sống dựa vào thiên nhiên, tư liệu sản xuất nông nghiệp chưa có nhiều, đời sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn, lạc hậu.

Tính từ trung tâm huyện Mường Nhé, nếu muốn đến xã Sín Thầu và đồn biên phòng A Pa Chải (điểm cực Tây của Tổ quốc) thì phải đi bộ mất 9 ngày cơm đùm cơm nắm, cõng theo khoảng 15kg gạo cùng với chăn màn để ăn nghỉ dọc đường, gặp phải ngày mưa, hành trình kéo dài tới 15 ngày. Nhiều chặng núi cao khó đi tới mức khi người leo gần lên tới đỉnh núi thì đầu gối chạm gần sát mặt.

“Đường xa cách trở như vậy nên, những người chẳng may bị bệnh sốt rét hoặc đau ruột thừa... thì cầm chắc cái chết. Đã có chiến sĩ biên phòng không hy sinh bởi hòn tên mũi đạn mà bởi căn bệnh ác nghiệt khi không thể cứu chữa kịp thời”, Thượng tá Lê Văn Thinh cho biết.

Chữa “đói” thông tin bằng cái ti vi

Cũng bởi cách trở đường xa nên một lá thư của người nhà các chiến sĩ biên phòng phải mất hàng tháng trời mới đến tay người nhận. Một tờ báo cũng trở thành trang thông tin vô cùng quý giá, được truyền tay nhau đọc đi đọc lại nhiều lần. Việc tiếp cận thông tin về đời sống kinh tế, xã hội của người Mường Nhé chậm hơn rất nhiều so với người dân ở miền xuôi.

Năm 1997, đồn biên phòng A Pa Chải trở thành điểm đầu tiên ở xã Sín Thầu có ti vi sau khi lãnh đạo đồn cắt cử tới hơn 20 chiến sĩ, dân quân vượt đường núi 3 - 4 ngày khiêng máy nổ, ti vi, cột trụ, chảo có lưới sắt đường kính tới 2m... về lắp đặt, rồi bộ phận kỹ thuật phải mất vài ngày mới định hình được hướng thu tín hiệu của chảo. Có ti vi trở thành sự kiện, tin vui lớn của người dân trong vùng. Để xứng tầm với sự kiện quan trọng này, đồn biên phòng đã phải "ngả" con lợn nặng tới 80 kg để chiêu đãi cả xã.

"Sau đó, mỗi dịp Tết đến Xuân về, người dân khi gặp chiến sĩ biên phòng không hỏi ăn Tết to không mà chỉ hỏi là Tết này có ti vi để xem không. Số lượng người dân lên đồn xem ti vi rất đông. Gặp lúc chiến sĩ xuống bản, người già chỉ xin được đặt trước 1 ghế để có chỗ ngồi xem ti vi", Thượng tá Lê Văn Thinh bồi hồi nhớ lại.

copyright © 2025 powered by Fabet   sitemap