Nam sinh trường Ams giành học bổng Mỹ với bài luận về công bằng trong khoa học_lịch thi đấu bóng đá vn hôm nay
Nguyễn Thành Vinh (học sinh lớp 12 Toán 1,ườngAmsgiànhhọcbổngMỹvớibàiluậnvềcôngbằngtrongkhoahọlịch thi đấu bóng đá vn hôm nay Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam) vừa nhận được thư báo trúng tuyển trong đợt tuyển sinh sớm của Đại học Rice.
Theo US New & World Report, Đại học Rice xếp thứ 15 trong danh sách các đại học tốt nhất nước Mỹ năm 2022. Ngôi trường này cũng sẵn sàng hỗ trợ cho Vinh mức học phí, sinh hoạt phí hơn 284.000 USD (khoảng 6,8 tỷ đồng) trong suốt 4 năm học tập.
Đam mê Toán ứng dụng, yêu thích nghiên cứu khoa học
Thành Vinh từng là một trong số ít học sinh đỗ 5 trường chuyên nổi tiếng ở Hà Nội trong mùa tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 với các môn chuyên khác nhau như Anh, Toán, Tin.
Giữa rất nhiều cơ hội, Vinh lựa chọn theo học lớp chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, nơi em kỳ vọng có thể giúp mình thỏa sức học tập và nghiên cứu Toán học.
Đúng như kỳ vọng, Vinh cho biết, quãng thời gian cấp 3 khá trọn vẹn khi em được tự do làm những điều mình thích.
Đầu năm lớp 10, Vinh thử sức với “Toán mô hình MCM 2021”của Mỹ với nhiệm vụ “Lập mô hình để sử dụng drone trong cháy rừng ở Australia”.
Đầu năm lớp 11, em tiếp tục tham gia cuộc thi “Toán mô hình quốc tế IMMC 2021”và đạt giải Honorable Mention với đề tài “Lập mô hình để xác định vận động viên/đội thể thao xuất sắc nhất mọi thời đại”.
Với Vinh, các giải thưởng, huy chương chưa bao giờ là đích đến. Việc tham gia các cuộc thi là cách em tự đặt ra thử thách để bản thân chinh phục các mức độ khác nhau, khám phá những ứng dựng thực tế của Toán học.
Ngoài việc duy trì tham gia các cuộc thi về Toán, Vinh cũng thử sức với những chương trình khác nhau liên quan đến học thuật và khoa học.
Mùa hè năm lớp 11, Thành Vinh là một trong gần 90 học sinh THPT xuất sắc có cơ hội đến Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) để tham gia Chương trình khoa học và kỹ thuật RSIdiễn ra trong 6 tuần.
Để có được cơ hội này, Vinh cũng phải chuẩn bị hồ sơ kỹ lưỡng gồm các yêu cầu về thành tích học tập, nghiên cứu, các bài luận, thư giới thiệu, phỏng vấn… giống như một lần đăng ký vào đại học Mỹ.
Tại đây, Vinh có cơ hội làm một nghiên cứu độc lập về Toán tổ hợp dưới sự hướng dẫn của giáo sư đầu ngành. Sau đó, em đã bảo vệ đề tài nghiên cứu trước hội đồng giám khảo và được đánh giá cao.
Việc thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau, theo Vinh, đã giúp em tự đánh giá năng lực bản thân khi áp dụng những kiến thức mình có, đồng thời cho em thêm trải nghiệm để tìm ra ngành nghề phù hợp trong tương lai.
“Khoa học là dành cho tất cả mọi người”
Trở về từ trại hè khoa học RSI cũng là lúc việc chuẩn bị hồ sơ du học vào giai đoạn nước rút. Đạt điểm SAT 1.500, IELTS 8.0, con số này, theo Vinh, “không được như kỳ vọng”.
“Tuy nhiên, em cũng hiểu rằng, các trường đại học Mỹ không chỉ chú trọng thành tích, điểm số mà còn muốn tìm kiếm ứng viên vừa thể hiện được niềm đam mê bền bỉ với hướng đi mà mình lựa chọn; vừa giàu nhiệt huyết, sự chân thành trong việc đóng góp cho cộng đồng”, Vinh cho biết.
Vinh lựa chọn Đại học Rice, nơi em nói bản thân cảm thấy phù hợp với các giá trị mà trường hướng tới.
“Giống như tên gọi, Rice hướng đến các giá trị lần lượt là Responsibility - Sự trách nhiệm, Integrity - Sự chính trực, Community - Tính cộng đồng, Excellent - Sự xuất sắc. Em cảm thấy mình có thể hòa nhập và phát triển tốt ở ngôi trường này”, Vinh chia sẻ.
Để được nhận vào Rice, ngoài yếu tố học thuật, Vinh cũng tập trung vào bài luận và hoạt động xã hội.
Từ những trải nghiệm trong khoa học, ở bài luận chính của mình, Vinh đã kể lại một kỷ niệm khi em tham gia tổ chức Hội chợ khoa học tại trường dành cho các em nhỏ.
Trong hội chợ, có những thí nghiệm thu hút và hấp dẫn nhiều em nhỏ như bàn tay lửa. Còn thí nghiệm của em về việc đổ oxy già lên những lát khoai tây lại không gây hứng thú với mọi người.
Nhưng lần khác, khi em thực hiện thí nghiệm này trước các em nhỏ mồ côi, có những em lại vô cùng hứng thú, thậm chí liên tục muốn nghe lý giải để hiểu sâu hơn về bản chất của phản ứng khoa học này.
Từ đó, Vinh hiểu rằng, khoa học không phải sự hào nhoáng bề ngoài mà nằm ở chiều sâu giá trị và khát khao tìm hiểu đến tận cùng bản chất.
“Bàn tay lửa” hay “những lát khoai tây”, theo Vinh, đều có giá trị, bởi “khoa học là dành cho tất cả mọi người, bất kể đó là ai, cách thể hiện đam mê đó như thế nào".
Ý tưởng về sự công bằng trong khoa học còn được Vinh viết trong bài luận phụ về cách em làm để thay đổi góc nhìn của người khác.
Thông qua việc đồng hành, tổ chức một số buổi học dành cho các em nhỏ tại Trung tâm Hi vọng (Hữu Lũng - Lạng Sơn), Vinh đã góp phần giúp các em nhận ra rằng, khoa học không phân biệt vùng miền hay xuất thân. Chỉ cần có đam mê và sự tự tin vào giá trị của bản thân, các em đều có thể tham gia làm khoa học.
Song song với đó, trong vòng 5 tháng, Vinh đã kịp hoàn thành cuốn sách về Một số kỳ thi Toán quốc tế nổi bật (dành cho học sinh THCS) để giới thiệu, chia sẻ các đề thi của các kỳ thi Toán mà em từng tham gia đến các em học sinh THCS, đặc biệt là học sinh vùng cao không có nhiều điều kiện thuận lợi về học tập.
Đây là sản phẩm cụ thể giúp Vinh thể hiện khát khao đem đến cơ hội học tập công bằng cho các em học sinh.
Đỗ đại học trong kì tuyển sinh sớm, Vinh cho biết, em còn khá nhiều thời gian để tiếp tục học tập, giải trí và hoàn thiện bản thân trước khi sang Mỹ vào tháng 9.
Ngành học em mong muốn theo đuổi tới đây là Khoa học Máy tính - một trong những ngành học được đánh giá rất mạnh ở Đại học Rice.
Nữ sinh Hà Nội nhận học bổng ĐH Yale: Mơ ước làm cho Liên Hợp QuốcĐến với tranh biện vì muốn “đẩy bản thân ra khỏi vùng an toàn”, Khánh Chi không ngờ đây lại là điểm cộng giúp em thuyết phục được hội đồng tuyển sinh của ĐH Yale.