Ngày 5/5,ổphiếucôngnghệbántháochứngkhoánMỹgiảmsâunhấttừthálịch thi đấu indonesia sàn chứng khoán Mỹ “đỏ lửa” và “tội đồ” chính là các hãng điện toán đám mây, thương mại điện tử, công nghệ gia đình. Hàng trăm tỷ USD vốn hóa đã “bốc hơi”, khiến cho chỉ số Nasdaq Composite có đợt rung lắc mạnh nhất kể từ tháng 6/2020.
Một ngày sau khi FED nâng lãi suất thêm 0,5% để kiềm chế lạm phát, các nhà đầu tư bắt đầu bán cổ phiếu công nghệ - lĩnh vực thường được xem là động lực tăng trưởng – giữa nỗi lo kinh tế u ám phía trước. Big Tech cũng không thoát khỏi làn sóng bán tháo khi cổ phiếu Amazon giảm gần 8%, Meta giảm gần 7%, Apple giảm gần 6%, Google giảm khoảng 5% và Microsoft giảm 4%. Nhìn chung, sàn Nasdaq giảm 5%.
Các nhà đầu tư đặc biệt lo ngại về thương mại điện tử sau khi Shopify, công ty hưởng lợi lớn trong dịch Covid-19 nhờ giúp số hóa các nhà bán lẻ, báo cáo kết quả kinh doanh quý I đáng thất vọng. Cổ phiếu Shopify giảm 15%. Ebay và Etsy cũng ghi nhận mức giảm hai chữ số.
Tình hình cổ phiếu công nghệ đảo chiều từ cuối năm 2021 do lạm phát tăng và khả năng lãi suất tăng theo, khiến các nhà đầu tư muốn tìm đến các ngành trú ẩn và an toàn hơn như năng lượng, tài chính. “Cú đấm” tiếp theo chính là xung đột Nga – Ukraine vào tháng 2, đẩy giá năng lượng lên cao và làm gia tăng lo ngại về đứt gẫy chuỗi cung ứng, suy yếu điều kiện kinh doanh tại nhiều khu vực trên thế giới.
Quý I năm 2022 là thời kỳ tồi tệ nhất đối với Nasdaq kể từ quý I/2020, những ngày đầu dịch bệnh. Dù mới đi được một nửa chặng đường của quý II, sàn Nasdaq đã giảm 21% trong năm nay.
Cổ phiếu đám mây – vốn là niềm yêu thích trong suốt thời gian Covid do các doanh nghiệp cần dùng đám mây để làm việc từ xa – cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong phiên giao dịch 5/5. Nhà phát triển phần mềm thanh toán hóa đơn Bill.com bị giảm 13%, còn công ty phần mềm quản lý dự án Asana giảm 11%.
Các hãng được hưởng lợi lớn nhờ Covid-19 như Netflix, Zoom, Peloton và Twilio còn thê thảm hơn. Cổ phiếu của các hãng này đều giảm hơn 45% cho tới nay và còn giảm sâu hơn trong ngày 5/5.
Thị trường ban đầu phản ứng tương đối tích cực vào ngày 4/5 sau khi Chủ tịch FED Jerome Powell nói, Ủy ban thị trường mở liên bang không tích cực cân nhắc tăng lãi suất hơn 0,5%. Tuy nhiên, triển vọng lãi suất tiếp tục tăng dẫn đến phản ứng tiêu cực vào ngày 5/5, kết quả là hành động bán tháo như đã nhắc ở trên.
Du Lam (Theo CNBC)
Cổ phiếu Alibaba đi ‘tàu lượn’ vì một người họ Ma bị pháp luật xử lý
Cổ phiếu Alibaba giảm 9% trong ngày 3/5 trước khi hồi phục sau khi một hãng truyền thông đưa tin nhà chức trách Trung Quốc xử lý một người họ “Ma”, trùng họ với đồng sáng lập Jack Ma.