Mới đây,ịtrườngphimbảnquyềnởViệtNamsắpcóthêmmộtgươngmặtmớbóng đá trực tiếp việt nam hãng thương mại điện tử Amazon vừa mở rộng dịch vụ Prime Video của mình ra quy mô hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới (trong đó có cả thị trường Việt Nam), nhằm cạnh tranh mạnh mẽ với đối thủ Netflix. Như vậy sau Netflix vào thị trường tháng 1/2016 thì Amazon Prime là công ty nước ngoài thứ 2 cung cấp dịch vụ phim bản quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng phim có sub Việt chưa thực sự phong phú và chỉ chấp nhận thanh toán qua thẻ tín dụng được coi là những trở ngại lớn nhất của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài tại Việt Nam.
Chính vì thế, các đơn vị cung cấp dịch vụ phim bản quyền trực tuyến trong nước được đánh giá là có nhiều lợi thế hơn hẳn, trong số đó có những đại gia của thị trường phim chiếu rạp ở Việt Nam như Fim Plus (Galaxy) hay Danet (BHD). Danet và Fim Plus cũng đã liên tục có những động thái “làm thị trường” khi quảng cáo rùm beng trên các show truyền hình, trên xe bus hay đăng đàn tại các buổi tọa đàm để nâng cao ý thức “xem có ý thức” của người dùng Việt.
Khi được hỏi về lý do tham gia thị trường phim bản quyền trực tuyến, đại diện Galaxy và BHD đều cho rằng, ở các nước trên thế giới, trong cơ cấu doanh thu một bộ phim, tỷ lệ đóng góp của phim chiếu rạp chỉ chiếm từ 30% - 50%, còn 50% - 70% còn lại sẽ thuộc về những lĩnh vực khác như tivi, truyền hình trả tiền, xem phim theo yêu cầu… Do đó, nếu ở Việt Nam chỉ hi vọng một bộ phim có lãi từ hệ thống rạp phim thì sẽ rất khó nên các dịch vụ phim trực tuyến Danet Fim Plus ra đời cũng là một cách để tăng thêm doanh thu cho các bộ phim điện ảnh ở Việt Nam.
Chưa dừng lại ở đó, thị trường phim bản quyền ở Việt Nam cuối năm 2016 lại có thêm sự tham gia của ClipTV của Vega vào ngày 20/12 tới đây, một công ty trước giờ được biết đến với các sản phẩm Internet và giá trị gia tăng. Thông tin gửi đi trước ngày ra mắt của ClipTV khá lạ lẫm như tính năng audio movies hay tính năng catch-up của kênh truyền hình "phá vỡ quy luật thời gian thực của truyền hình”.