Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh: Phấn đấu làm tròn trách nhiệm nhân dân giao phó_bdkq mu
70 năm qua,ĐoànĐạibiểuQuốchộitỉnhPhấnđấulàmtròntráchnhiệmnhândângiaophóbdkq mu cùng với sự trưởng thành và phát triển của Quốc hội Việt Nam, Đoàn Đại biểu Quốc hội các khóa của tỉnh Bình Dương đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu hoàn thành trọng trách thiêng liêng là đại biểu đại diện cho nhân dân trong tỉnh. Những hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh ngày càng chất lượng và hiệu quả, đã góp phần cùng Quốc hội Việt Nam hoàn thành trọng trách của mình trong các giai đoạn lịch sử.
Cách đây 70 năm, lịch sử Việt Nam đã chứng kiến những sự kiện trọng đại đó là Quốc dân Đại hội Tân Trào (16-8-1945), Cách mạng Tháng Tám (19-8- 1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945) và Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Đại biểu Quốc hội khóa I (6-1-1946)… đánh dấu sự mở đầu thời đại mới trong lịch sử dân tộc. Trong đó, cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu ra Quốc hội Việt Nam là dấu mốc phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ngày 6-1-1946 đã đi vào lịch sử nước nhà như một mốc son chói lọi. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử khẳng định sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc với cử tri xã Tân Long, huyện Phú Giáo sau kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII. Ảnh: C.SƠN
Cùng với nhân dân cả nước, ngày 23-12-1945, nhân dân tỉnh Thủ Dầu Một tiến hành bầu cử Đại biểu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là đặc điểm lịch sử riêng của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thủ Dầu Một so với lịch sử các Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh khác trong cả nước. Theo Sắc lệnh số 51/SL thì ngày Tổng tuyển cử được quy định là ngày 23-12-1945 nhưng vì tình hình ở các địa phương còn nhiều phức tạp, công tác chuẩn bị cho bầu cử chưa hoàn tất nên Chính phủ lúc đó đã có Sắc lệnh 76/SL hoãn và dời cuộc Tổng tuyển cử đến ngày 6-1-1946. Trong tình hình đó, với những đặc điểm chính trị, xã hội riêng của tỉnh, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một nhận thấy đã cận ngày, việc đình lại rất khó khăn nên đã xin phép tiến hành bầu cử theo chỉ thị trước. Tuy giặc đã chiếm thị xã nhưng cuộc bầu cử vẫn được tổ chức ở nhiều nơi. Các đồng chí Nguyễn Văn Tiết, Nguyễn Văn Lộng và Nguyễn Đức Nhàn đã đắc cử với số phiếu cao nhất.
Trải qua từng thời kỳ phát triển của lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung và của tỉnh Thủ Dầu Một, Sông Bé, Bình Dương nói riêng, với trách nhiệm của người đại biểu đại diện cho nhân dân trong tỉnh, các Đại biểu Quốc hội tỉnh đã cố gắng hoàn thành trọng trách thiêng liêng được nhân dân giao phó. Trong các khóa Quốc hội và trong các kỳ họp Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã tích cực tham gia thảo luận, chất vấn, đóng góp nhiều ý kiến thẳng thắn, tâm huyết, có chất lượng với Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương; đã có những đóng góp thiết thực, hiệu quả trong hoạt động lập pháp, giám sát của Quốc hội, cũng như tham gia góp ý, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Công tác tiếp xúc của Đoàn Đại biểu Quốc hội trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội được triển khai nghiêm túc với chất lượng ngày càng cao. Qua hoạt động tiếp xúc cử tri, đã kịp thời nắm bắt những ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của cử tri và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Ông Phan Văn Đương, nguyên Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa X, nhiệm kỳ 1997-2002 nhớ lại, trong giai đoạn Bình Dương mới tái thành lập tỉnh và có những bước phát triển mạnh mẽ về công nghiệp. Song song đó, những vấn đề bức xúc của nhân dân về công tác quy hoạch, đền bù, giải tỏa cũng phát sinh nhiều. “Với vai trò là Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, qua những buổi tiếp xúc cử tri tôi đã cố gắng ghi nhận tất cả các ý kiến của bà con. Những vấn đề nào thuộc thẩm quyền của tỉnh giải quyết thì tập hợp lại, kiến nghị các ngành liên quan sớm xem xét giải quyết. Cái nào thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì tập hợp lại để kiến nghị lên trên”, ông Phan Văn Đương nói.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hồng, Đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XIII cho rằng, trong thời gian qua, các Đại biểu Quốc hội tỉnh nhà luôn luôn nỗ lực, cố gắng tham gia đầy đủ, có hiệu quả các hoạt động của Quốc hội. Những ý kiến phát biểu của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tại Quốc hội có chất lượng, phản ánh kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri đối với Quốc hội. Nhiều ý kiến phát biểu của các vị Đại biểu Quốc hội tỉnh nhà trên diễn đàn Quốc hội, trong các hoạt động bên lề Quốc hội được các cơ quan có trách nhiệm tiếp thu, hoàn chỉnh…
Bên cạnh hoạt động tiếp xúc cử tri để kịp thời nắm bắt ý kiến, kiến nghị của nhân dân, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã chú trọng phối hợp tiến hành công tác giám sát, khảo sát chuyên đề về những vấn đề được đông đảo cử tri quan tâm như giải quyết việc làm, chính sách, pháp luật về bảo đảm chất lượng, chương trình sách giáo khoa, tình hình an ninh trật tự, môi trường… Có thể khẳng định những thành tựu đạt được của tỉnh trong thời gian qua của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh có sự đóng góp tích cực của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh qua các thời kỳ.
Ông Huỳnh Ngọc Đáng, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XIII nhìn nhận: “Đoàn Đại biểu Quốc hội các khóa của tỉnh đã có nhiều cố gắng, từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, tạo được niềm tin và sự tín nhiệm của nhân dân, ngày càng xứng đáng là người đại biểu dân cử; luôn giữ mối liên hệ thường xuyên với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội và có mối quan hệ chặt chẽ với Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các cơ quan hữu quan và các cơ quan truyền thông báo chí ở địa phương trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo luật định…”.
ĐÌNH HẬU