Ngang ngửa để bàn_ti le nha cai
Ngang ngửa để bàn - chật vật xách tay
Theửađểbàti le nha caio báo cáo nghiên cứu thị trường của công ty GfK, trong năm 2007 thị trường Việt Nam ước tính tiêu thụ được 711.370 máy tính để bàn và 180.000 máy tính xách tay.
Năm 2006, các con số này là 580.709 và 97.141. Qua đó, ta có thể thấy được tốc độ tăng trưởng của thị trường máy tính xách tay là cực nhanh, gần 100%.
Lý giải cho hiện tượng này, ông Hồ Diệp Anh Khôi, Trưởng nhóm Nghiên cứu thị trường mảng CNTT và sản phẩm liên quan đến hình ảnh của GfK, cho biết do khoảng cách giá cả giữa máy tính để bàn và máy tính xách tay ngày càng được thu hẹp nên việc sở hữu một chiếc máy tính xách tay ngày càng nằm trong khả năng tài chính của người tiêu dùng.
Theo điều tra của GfK, vào năm 2005, mức chênh lệch giá giữa máy tính để bàn và máy tính xách tay là 288%, tức trung bình một máy tính xách tay có giá 7.701.534 đồng thì máy xách tay là 22.205.625 đồng. Mức chênh lệch này đã giảm xuống còn 228% trong năm 2006 và dự đoán đến hết năm 2007 là 188%. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất máy tính xách tay liên tục đưa ra nhiều dòng sản phẩm có giá thấp hoặc trung bình nên khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. Cũng theo báo cáo này, trong năm 2009, số lượng máy tính xách tay tiêu thụ được sẽ là 440.000, trong khi máy tính để bàn là 900.000, chỉ chênh lệch hơn hai lần.
Máy tính để bàn: nội ngoại cùng tiến
Theo báo cáo của GfK trong tháng 9-2007, thị phần máy tính để bàn là 70% dành cho loại máy tính lắp ráp và 30% dành cho máy tính bộ. Máy tính lắp ráp tại các cửa hàng cung cấp máy tính được làm theo yêu cầu cấu hình của khách hàng, có giá tương đối “mềm”. Tuy nhiên, chất lượng máy có thể sẽ không được ổn định.
Ông Nguyễn Thế Đông, Giám đốc hệ thống siêu thị ICTHardware thuộc Công ty cổ phần Nguyễn Hoàng, cho biết độ bền của máy tính chủ yếu phụ thuộc vào bo mạch chủ (mainboard), thanh nhớ RAM, bộ vi xử lý (processor), ổ cứng, nguồn, thùng máy (case). Ngoài processor, hiện chỉ có hai thương hiệu Intel và AMD, các bộ phận khác rất đa dạng về thương hiệu và giá cả, hầu như giá nào cũng có. Chính vì vậy, chất lượng của CPU sẽ khác nhau cho dù có cùng một cấu hình. Ngược lại, máy tính bộ thì có chất lượng ổn định hơn nhưng bù lại giá cao hơn. Ông Đông cho biết các công ty sản xuất máy tính bộ, còn gọi là OEM (Original Equipment Manufacturer), sản xuất máy tính theo quy trình tiêu chuẩn quốc tế nên chất lượng ổn định hơn. Tuy vậy, theo ông Đông, giá thành của máy tính bộ mang thương hiệu trong nước vẫn rẻ hơn từ 150-200 đô-la cho cùng một cấu hình do sử dụng thiết bị cao cấp hơn
Khách hàng mua máy tính để bàn thường chia làm ba đối tượng: hộ gia đình, sinh viên học sinh ; văn phòng, doanh nghiệp ; giới thiết kế đồ họa, giải trí như chơi trò chơi điện tử, xem phim. Hiện nay, các thương hiệu máy tính bộ nước ngoài chiếm phần lớn thị trường là Acer, HP, Dell và IBM. Đối tượng khách hàng phần lớn là các doanh nghiệp trong ngành ngân hàng, tài chính có nhu cầu sử dụng máy tính chất lượng cao và các công ty nước ngoài. Còn riêng máy tính bộ của các công ty lắp ráp trong nước như CMS, FPT Elead, T&H, Khai Trí, Mekong Xanh, Robo, V-bird... cũng đã tạo được tên tuổi cho mình.