Một cửa hàng bán iPhone “100% bẻ khóa” tại Hồng Kông |
ICTnews- Từ quan điểm của các nhà bán lại,ôiđộngthịtrườngiPhonechợđtài xĩu thị trường chợ đen ĐTDĐ bẻ khóa hoàn toàn cạnh tranh công bằng và tốt cho người tiêu dùng ĐTDĐ.
iPhone đã đến với người dân Pháp qua hãng phân phối độc quyền Orange của France Telecom hôm 28/11 vừa qua. Tuy nhiên, Didier Lombard, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc France Telecom, vẫn cảm thấy lẽ ra sẽ vui vẻ hơn nếu Orange không bị “chợ đen” tấn công.
Chợ đen tốt cho người tiêu dùng?
Thực chất, iPhone đã được bán tại Pháp, các nước châu Âu và châu Á từ nhiều tháng nay. Hoạt động sôi nổi trên “chợ đen”, với những hãng bán lại chuyên nghiệp như Phone & Phone, Earlytel và Shopping-USA, iPhone được bán “thoải mái”, không cần hợp đồng đi kèm, mức giá giao động từ 400-1.000 euro hay 600-1.500 USD.
Tất cả mọi người đều có thể bán lại iPhone trên các trang web quốc tế như eBay, Craigslist sau khi mua iPhone hợp pháp tại Mỹ, Anh.
“Điều này không biến chúng tôi thành những người nhạy bén nhất trên thế giới – chỉ cơ bản là chúng tôi bán một sản phẩm mà mọi người muốn mua”, Gregory Nogues, Giám đốc marketing của Phone & Phone, một hãng bán lẻ ĐTDĐ qua Internet, nói. Phone & Phone bán iPhone ở Pháp với giá 679 euro mà không cần ký hợp đồng thuê bao, hoặc 299 euro với hợp đồng sử dụng dịch vụ của Bouygues Télécom, một đối thủ của Orange. Orange bán iPhone với giá 749 euro không hợp đồng và 399 euro có hợp đồng.
Từ quan điểm của các nhà bán lại, thị trường chợ đen ĐTDĐ bẻ khóa hoàn toàn cạnh tranh công bằng và tốt cho người tiêu dùng ĐTDĐ. “Khi bạn mua một chiếc Mac từ Apple, bạn không hề bị khóa vào một nhà cung cấp dịch vụ nào để truy cập Internet”, Nogues nói, “chúng tôi chỉ đang làm điều tương tự với iPhone”.
Nogues cho hay Phone & Phone đã bán được hàng trăm chiếc iPhone bẻ khóa từ giữa tháng 10, “ăn” mất một phần doanh thu của Orange và Apple. Apple “ban hành” độc quyền phân phối cho các hãng di động ở mỗi thị trường và ăn chia lợi nhuận từ các thuê bao dùng iPhone.
Ngoài việc “ăn” vào mô hình kinh doanh của Apple, hàng chợ đen còn gây tranh cãi trong hàng loạt những quy định, nguyên tắc khác nhau về giá cả của ĐTDĐ và hợp đồng giữa các nước. Cả Phần Lan, quê hương của nhà sản xuất ĐTDĐ lớn nhất thế giới Nokia, và Italy, thị trường ĐTDĐ cạnh tranh nhất châu Âu, đều không cho phép hãng di động trợ giá cho “dế”, trong khi đó Pháp và Bỉ lại cấm khóa máy cho 1 mạng di động.