10 cách sử dụng công nghệ chỉ có ở... Triều Tiên_thứ hạng của giải bóng đá nhà nghề mỹ
Kim Jong-un,áchsửdụngcôngnghệchỉcóởTriềuTiêthứ hạng của giải bóng đá nhà nghề mỹ lãnh đạo hiện thời của Triều Tiên khác với những người tiền nhiệm là ông được đào tạo tại Châu Âu. Tuy nhiên, nền giáo dục khá tự do tại đây dường như không ảnh hưởng nhiều lắm đến nhà lãnh đạo này khi quyết định các vấn đề liên quan đến kinh tế, nông nghiệp của đất nước.
Dù vậy, ông cũng đã có một số thay đổi đáng chú ý trong chính sách công nghệ trong thời đại internet. Rất khó để có thể cập nhật liên tục nhưng Triều Tiên đang càng ngày càng tham gia nhiều hơn vào các hoạt động trực tuyến.
Và dưới đây là cách mà công dân nước này sử dụng công nghệ theo tiết lộ của Business Insider:
Hầu như không có ai sử dụng Internet
Internet có tồn tại ở Triều Tiên nhưng bị hạn chế nghiêm trọng và hầu như chỉ có người nước ngoài cùng một số thành phần ít ỏi trong nước được sử dụng.
Hầu hết mọi người truy cập Internet nội bộ của Triều Tiên – một mạng lưới hoàn toàn ngăn cách với thế giới bên ngoài. Các trang web được xây dựng chủ yếu cho các tổ chức của Triều Tiên, nhưng điều thú vị là mạng nội bộ của nước này lại mở cửa cho thương mại trực tuyến. Website mua bán trực tuyến đầu tiên của họ là Okryu được ra mắt vào năm 2015.
Triều Tiên cấm Facebook nhưng xây dựng một bản sao của mạng xã hội này
Triều Tiên nghiêm cấm việc truy cập vào mạng xã hội lớn nhất hành tinh là Facebook. Bù lại, Doug Madory – một nhà nghiên cứu của Dyn Networks – đã phát hiện ra Triều Tiên phát triển một bản sao của mạng xã hội này vào năm ngoái. Nó cũng đầy đủ tính năng, cho phép người dùng đăng ký qua email và viết bài lên tường của nhau như Facebook.
Cứ 10 người Triều Tiên sẽ có một người sử dụng điện thoại thông minh
Cũng như các nước đang phát triển khác, Bắc Triều Tiên đã bỏ qua điện thoại cố định, máy tính và băng thông rộng để phát triển điện thoại di động. Theo nhà mạng Koryolink, có khoảng 3 triệu thuê bao di động tại nước này. Trong khi đó, chỉ có vài trăm ngàn người sở hữu máy tính (theo ước tính của Andrei Lankov, tác giả của tác phẩm "Sự thật về Triều Tiên").
Nhưng họ không thể thực hiện các cuộc gọi quốc tế
Nhà mạng chính của Triều Tiên là Koryolink không cho phép khách hàng thực hiện các cuộc gọi quốc tế. Dù vậy, người dân sống gần biên giới Trung Quốc đã sử dụng điện thoại nhập khẩu (lậu) và thẻ sim để gọi cho thân nhân ở nước ngoài (theo Tổ chức Ân xá Quốc tế). Dù vậy, đây là rủi ro vì bất cứ ai sử dụng điện thoại nhập lậu đều bị các nhà chức trách truy bắt khi phát hiện.
Máy tính để bàn dành cho người giàu
Triều Tiên cũng sử dụng máy tính nhưng chủ yếu dành cho giới thượng lưu, ví dụ những sinh viên may mắn đang theo học tại trường Đại học Bình Nhưỡng. Máy vi tính cũng có sẵn trong các quán cà phê Internet và các trường học nhưng việc sử dụng phải được theo dõi chặt chẽ.
USB được xem là phụ kiện thời trang
Máy tính khá hiếm hoi và những người trẻ tuổi sử dụng USB để đeo như một phụ kiện thời trang.
Máy tính chạy một hệ thống dựa trên Linux
Bắc Triều Tiên đã xây dựng hệ điều hành riêng của họ được gọi là Red Star. Theo nhà nghiên cứu an ninh Đức Florian Grunow và Niklaus Schiess thì hệ thống này gồm một dịch vụ xử lí văn bản, lịch và sáng tác nhạc. Người dân sử dụng USB nhập lậu từ Trung Quốc để trao đổi các bộ phim, tin tức và các phương tiện truyền thông khác một cách bất hợp pháp vì hệ thống máy tính sẽ đánh watermark lên các file và chúng có thể được truy xuất xứ khi truyền tải.
… và nó trông giống như OS X
Hệ điều hành của người Triều Tiên có giao diện khá giống với Mac OS X.
Tablet giá rẻ của Trung Quốc chỉ dành cho giới thượng lưu
Bắc Triều Tiên đã bắt kịp với máy tính máy tính bảng. Năm ngoái, các nhà nghiên cứu an ninh Florian Grunow, Niklaus Schiess, và Manuel Lubetzki đã phát hiện ra việc nước này công bố máy tính bảng Woolim. Nó không có kết nối Wi-Fi hoặc Bluetooth và chạy một phiên bản Android được tùy biến. Sản phẩm này hầu như chỉ dành cho giới thượng lưu dù nó được sản xuất tại Trung Quốc với giá khá rẻ, chỉ khoảng 250 EUR (6 triệu đồng). Theo các nhà nghiên cứu, mức giá này nằm trong khả năng chi trả của hầu hết người dùng Triều Tiên.
Một số người sử dụng TV nhưng họ không thể xem nhiều
Sở hữu TV không bị cấm ở Triều Tiên vì nó hữu ích cho công tác tuyên truyền của chính phủ. Nhưng các chương trình truyền hình được kiểm soát và cảnh sát thường kiểm tra để phát hiện việc sử dụng các nội dung truyền hình không được phép.
Người dùng chỉ có thể lựa chọn giữa 2 nhà mạng
Nhà mạng di động chủ đạo ở Triều Tiên là Koryolink - một liên doanh giữa công ty viễn thông Ai Cập Orascom và chính phủ. Tuy nhiên, Orascom không còn kiểm soát Koryolink từ năm 2015 và đối thủ chính của nó là Byol. Mặc dù vậy, Byol có thể sẽ được sáp nhập với Koryolink để giúp chính phủ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát hệ thống viễn thông.