Nhận biết các loại thực phẩm 'siêu chế biến' và mối liên hệ của chúng với ung thư_vđqg hy lạp
Trong một nghiên cứu quy mô lớn và mang tính đột phá,ậnbiếtcácloạithựcphẩmsiêuchếbiếnvàmốiliênhệcủachúngvớiungthưvđqg hy lạp các nhà khoa học chỉ ra mối liên hệ giữa thực phẩm "siêu chế biến" với ung thư. Theo đó, cứ mỗi 10% thực phẩm siêu chế biến có trong khẩu phần, nguy cơ mắc ung thư sẽ tăng thêm 12%.
Thực phẩm siêu chế biến là những loại thực phẩm được chế biến công nghiệp, thường có từ 5 thành phần trở lên, bao gồm các chất phụ gia, phẩm màu, chất bảo quản... Với thực trạng tiêu thụ thực phẩm chế biến nhiều như hiện nay, các nhà khoa học dự đoán gánh nặng ung thư sẽ tiếp tục gia tăng trong vài thập kỷ tới.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Sorbonne, Paris. Trong đó, họ đã khảo sát hồ sơ y khoa và thói quen ăn uống của gần 105.000 người trưởng thành Pháp, với hơn 3.300 loại thực phẩm.
Nhóm ăn nhiều thực phẩm chế biến nhất có 32% khẩu phần đến từ thực phẩm siêu chế biến. Trong khi đó, nhóm thấp nhất là 8%. Sau 5 năm điều tra, có khoảng 2.200 người đã mắc ung thư. Tỷ lệ bệnh nhân ung thư ở nhóm ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến nhất cao hơn 23% so với nhóm thấp nhất.
Các nhà khoa học kết luận 10% lượng thực phẩm siêu chế biến trong khẩu phần ăn uống có liên quan đến sự gia tăng 12% nguy cơ mắc ung thư.
THỰC PHẨM SIÊU CHẾ BIẾN LÀ GÌ?
Thuật ngữ thực phẩm siêu chế biến (Ultra processed food) có nguồn gốc từ một bảng phân loại thực phẩm có tên là NOVA, đăng trên tạp chí khoa học dinh dưỡng World Nutrition vào năm 2016.
Với lo ngại việc chế biến thực phẩm đã và đang làm biến đổi thuộc tính của chúng, qua đó ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng và nguy cơ sức khỏe của con người trong vài thập niên trở lại đây, các nhà khoa học đã phân chia các loại thực phẩm thành 4 nhóm để nghiên cứu:
1. Thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chế biến tối thiểu (nhóm 1): bao gồm các loại trái cây, rau củ và thịt. Một củ cà rốt được nhổ khỏi mặt đất và rửa sạch, hoặc một miếng thịt bò mới được xẻ thuộc vào nhóm này.
Nói chung, thực phẩm thuộc nhóm 1 là loại chưa qua chế biến hoặc chế biến tối thiểu mà không thêm bất cứ một thành phần nào khác (muối, đường, dầu, mỡ…) vào loại thực phẩm gốc. Các loại chế biến tối thiểu ví dụ như: nấu chín, sấy khô, nghiền, rang, luộc, thanh trùng, đông lạnh, bảo quản chân không, lên men không tạo cồn…
Theo đó, rau được nhặt, cắt nhỏ và luộc với nước không thuộc vào nhóm 1. Nhưng nếu bạn thêm muối hay nước mắm trong quá trình luộc, nó lại thuộc vào nhóm 2.
2. Thực phẩm nấu ăn (nhóm 2): Khi các loại thực phẩm nhóm 1 được nấu và thêm vào các thành phần gia vị như: muối, đường, dầu… chúng được liệt vào nhóm này. Các thành phần gia vị này là sản phẩm thu trực tiếp từ quá trình ép, tinh chế, nghiền, say, phun sấy… thực phẩm nhóm 1.
Chẳng hạn như muối được thu từ việc làm bay hơi nước biển, đường được cô đặc từ mía, mật ong được lọc, dầu ô liu lấy từ việc nghiền ép hạt ô liu, bơ làm từ mỡ lợn.
Mục đích của việc chế biến ở thực phẩm nhóm 2 là khiến chúng ngon hơn, được sử dụng cho nhu cầu ăn uống ở nhà hoặc làm thành phần nguyên liệu để tiếp tục tạo ra các loại thực phẩm khác.
3. Thực phẩm chế biến (nhóm 3): là những loại thực phẩm khi thêm thực phẩm nhóm 2, vào thực phẩm nhóm 1. Bởi vậy, hầu hết các loại thực phẩm nhóm này có từ 2-3 thành phần. Mục đích của thực phẩm chế biến nhóm 3 là làm tăng độ bền của thực phẩm nhóm 1, hoặc để thay đổi tính chất và cảm quan của chúng.
Ví dụ điển hình của thực phẩm chế biến là rau đóng hộp, trái cây ngâm siro, các loại hạt ướp muối, đường, cá đóng hộp, thịt hun khói. Một số phụ gia có thể được thêm vào thực phẩm nhóm 3 để bảo quản chúng.
Các loại rượu, bia được làm ra bằng cách lên men thực phẩm nhóm 1 thuộc vào nhóm 3 này.
4. Thực phẩm siêu chế biến (nhóm 4): là các loại thực phẩm được chế biến theo kiểu công nghiệp với từ 5 thành phần trở lên. Các thành phần này cũng bao gồm các thành phần được sử dụng cho thực phẩm chế biến nhóm 3, chẳng hạn như muối, đường, chất chống oxy hóa, chất ổn định, bảo quản.
Ngoài ra, đặc trưng của thực phẩm siêu chế biến là chúng chứa các thành phần lạ, không thường được sử dụng trong ẩm thực, chẳng hạn như các phụ gia để ngụy trạng hoặc biến thực phẩm nhóm 4 có cảm quan như thực phẩm nhóm 1, bao gồm: casein, lactose, whey, gluten, dầu hydro hóa, protein hydrolysed, protein đậu nành cô đặc, maltodextrin, xi-rô ngô hàm lượng cao fructose (HFCS)…
Tại Pháp hiện nay, có khoảng 14,2% thực phẩm được bán ra thuộc nhóm siêu chế biến. Theo một nghiên cứu mới xuất bản hồi đầu tháng, con số này ở một số nước Châu Âu còn cao hơn thế rất nhiều. Cụ thể, tỷ lệ thực phẩm bán ra ở Anh thuộc nhóm siêu chế biến là 50,7%. Con số ở Đức là 46,2% và Ireland là 45,9%.
Các tác giả nghiên cứu cho biết, nếu mối liên hệ giữa ung thư và thực phẩm siêu chế biến được tìm ra cả ở các nước khác ngoài Pháp, nó sẽ khẳng định lại kết quả, cho thấy việc tiêu thụ thực phẩm chế biến có thể làm tăng gánh nặng ung thư trong những thập kỷ tiếp theo.
Mathilde Touvier, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết Pháp là một trong số ít quốc gia hiện nay lên tiếng cảnh báo người dân của mình chống lại các loại thực phẩm siêu chế biến. Thực phẩm chế biến đã được chỉ ra có liên quan đến béo phì, nhưng đây là lần đầu tiên kết quả tương tự với ung thư được một nghiên cứu lớn khẳng định.
"Kết quả rất mạnh mẽ - rất phù hợp và khá thuyết phục”, Touvier nói. Nhưng bà cũng tỏ ra thận trọng: "Chúng ta không nên hoảng hốt. Những kết quả này cần được khẳng định trong các nghiên cứu tiếp theo”.
Cũng phải nói rằng, nghiên cứu của Touvier chỉ là một nghiên cứu quan sát. Nghĩa là nó cho thấy mối liên hệ giữa thực phẩm siêu chế biến với ung thư, mang tính cảnh báo và khuyến khích các nghiên cứu khác tập trung vào lĩnh vực này.
Ngoài ra, nó không mang tính nhân quả. Nghĩa là nghiên cứu của Touvier chưa thể kết luận việc ăn thực phẩm chế biến sẽ khiến bạn bị ung thư. Sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để điều tra xem liệu điều gì trong thực phẩm chế biến đứng sau hiện trạng này.
Trước đây, chế biến và sản xuất thực phẩm theo lối công nghiệp đã bị cáo buộc làm giảm chất lượng và độ dinh dưỡng của thực phẩm. Tuy nhiên, Touvier nói rằng nghiên cứu không cho thấy dinh dưỡng thấp là một nguyên nhân gây ung thư.
Có thể lượng đường, chất béo và muối cao trong thực phẩm siêu chế biến là vấn đề. Hoặc cũng có thể là một chất phụ gia nào đó. Một số nghiên cứu trên động vật đã bắt đầu hé lộ những tác nhân đầu tiên, bao gồm cả các chất có trong bao bì thực phẩm. Một khả năng khác là các hợp chất có khả năng gây ung thư, như acrylamide, sinh ra trong quá trình chế biến thực phẩm công nghiệp.
"Chúng ta cần phải hiểu cơ chế này", Touvier nói. “Có lẽ trong tương lai, chúng ta sẽ tìm ra liệu một hoặc hai phân tử là vấn đề và không phải là tất cả các loại thực phẩm siêu chế biến [đều liên quan đến nguy cơ ung thư]".
Mặc dù vậy, các chuyên gia cho biết tốt hơn hết mọi người nên bắt đầu nói không với các loại thực phẩm siêu chế biến. Chúng đã được chứng minh liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác, bao gồm béo phì và tiểu đường.
“Có lửa thì mới có khói – chúng ta đều nên chú ý đến những lo sợ của các nhà khoa học và đọc nhãn thực phẩm một cách cẩn thận hơn”, phát ngôn viên của Diễn đàn Bệnh béo phì Anh, Tam Fry cho biết. “Đừng làm tăng nguy cơ ung thư của bản thân bạn, khi ăn bất cứ một loại thực phẩm nào chứa nhiều hơn 15g đường, 5g chất béo bão hòa và 1,5g muối trong mỗi 100g”.
Theo GenK