Giải pháp bảo đảm an toàn thông tin trong tình hình hiện nay_kq bayern munich

Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển bùng nổ của những công nghệ mang tính đột phá như trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Inteligence),ảiphápbảođảmantoànthôngtintrongtìnhhìnhhiệkq bayern munich máy tính lượng tử (Quantum Computers), In-tơ-nét của vạn vật (IoT - Internet of Things), công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu nhanh (Fast Data), dữ liệu lớn (Big Data),… đã, đang và sẽ làm không gian mạng thay đổi sâu sắc cả về chất và lượng. Điều này được dự báo sẽ mang lại rất nhiều lợi ích chưa từng có cho xã hội loài người.

Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức rất lớn về an ninh thông tin, an ninh mạng

Hàng tỷ người có thể được kết nối thông tin qua những thiết bị di động có khả năng xử lý, dung lượng lưu trữ chưa từng có trước đây và khả năng tiếp cận tri thức là không có giới hạn; nhất là với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trí tuệ nhân tạo, các rô-bốt mạng mang trí tuệ nhân tạo ngày càng được tiếp cận với nhiều nguồn dữ liệu khổng lồ, được trang bị năng lực tính toán ngày càng mạnh nên có khả năng tự học, tự suy luận, tự hành xử ở tốc độ rất nhanh, thậm chí vượt trội con người về một số phương diện.

Những, bên cạnh lợi ích to lớn không thể phủ nhận,rất nhiều thành tựu công nghệ thông tin mới cũng như ứng dụng, dịch vụ thông minh trên không gian mạng cũng làm xuất hiện nhiều nguy cơ tiềm ẩn vô cùng lớn. Ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu, những năm vừa qua, thông qua tiến công mạng, hàng loạt thông tin, tài liệu nhạy cảm, tài liệu mật liên tục được công bố, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống chính trị trên thế giới, điển hình như vụ Wikileaks, “hồ sơ Panama” (2016)... Nhiều quốc gia liên tục bị cáo buộc hoặc đổ lỗi cho nhau về hoạt động tiến công, thu thập thông tin tình báo qua mạng, tác động tâm lý, hướng lái ý thức qua mạng; thậm chí nhiều chuyên gia đã cảnh báo về nguy cơ những cuộc “chiến tranh mạng”giữa các quốc gia, những “chiến dịch xâm lược bằng công nghệ”, nhất là bởi các quốc gia đi trước hoặc đang có lợi thế hơn về trình độ công nghệ cao.

An ninh mạng, an ninh thông tin (ANTT) đồng thời đặt ra các vấn đề với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Đặc biệt, với đặc trưng có mặt ở khắp nơi, có khả năng cảm biến, liên tục thu thập thông tin về hoạt động của con người, môi trường chung quanh và liên tục kết nối, hàng chục tỷ thiết bị “In-tơ-nét của vạn vật” (IoT) đang hoạt động trên thế giới có thể bị lợi dụng để tạo ra những mạng lưới thu thập thông tin với phạm vi hoạt động cực rộng, len lỏi vào từng khía cạnh của đời sống con người, tạo ra những nguy cơ chưa từng có với các tổ chức, cá nhân trước hoạt động của bọn tội phạm mạng. Có thể nói, đề tài về bảo đảm ANTT quốc tế đang là một trong những vấn đề được ưu tiên toàn cầu, khu vực và mỗi quốc gia.

Đối với Việt Nam, khoa học và công nghệ (KH và CN) được xác định là một trong những khâu trọng tâm của quá trình CNH, HĐH đất nước. Đại hội Đảng lần thứ XII khẳng định KH và CN thật sự là quốc sách hàng đầu. Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (theo Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) xác định công nghệ thông tin và truyền thông là “ngành kinh tế mũi nhọn”, là công cụ quan trọng hàng đầu thực hiện mục tiêu thiên nhiên kỷ, rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước. Tầm nhìn đến năm 2020 đặt mục tiêu ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông trong mọi lĩnh vực, khai thác hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành...

Với định hướng này, Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có sự phát triển nhanh về công nghệ thông tin trên thế giới và đang nỗ lực trở thành quốc gia thứ hai trong khu vực Đông - Nam Á triển khai xây dựng thành phố thông minh phục vụ cuộc sống. Chúng ta có thị trường In-tơ-nét vào loại năng động nhất thế giới với 52% số dân sử dụng vào năm 2016 (đứng thứ 16 trong số 20 quốc gia có số lượng người sử dụng in-tơ-nét nhiều nhất châu Á); những thiết bị thông minh đã trở nên phổ biến và quen thuộc, gắn liền với sinh hoạt, lao động, học tập của người dân.

Ước tính, khoảng 78% số người dùng in-tơ-nét ở Việt Nam lên mạng mỗi ngày, 55% số đó online bằng điện thoại thông minh; riêng mạng xã hội facebook có 48 triệu tài khoản/95 triệu dân, trong đó 30 triệu tài khoản online hằng ngày. Bên cạnh đó, Chính phủ điện tử cũng đang được triển khai rộng khắp ở các bộ, ngành, địa phương.

Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức rất lớn về ANTT, an ninh mạng

Năm 2016 đã có tổng cộng khoảng 145 nghìn cuộc tiến công mạng khác nhau nhằm vào hệ thống thông tin Việt Nam với ba loại hình tiến công chính là: mã độc, lừa đảo và thay đổi giao diện, gây thiệt hại hơn 10.400 tỷ đồng; hơn 10 nghìn trang/cổng thông tin điện tử có tên miền “.vn” bị tiến công, chiếm quyền điều khiển, thay đổi giao diện, cài mã độc và có hơn 70% số máy tính bị lây nhiễm.

Theo ghi nhận của Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính (VNCERT) thì Quý I năm 2017 đã có gần 7.700 sự cố tiến công mạng vào những website tại Việt Nam. Tháng 7-2016 đã xảy ra vụ tiến công vào hệ thống mạng của Hàng không Việt Nam theo hình thức APT (tiến công có chủ đích) làm ảnh hưởng hơn 100 chuyến bay, đồng thời làm rò rỉ dữ liệu của hơn 400 nghìn tài khoản khách hàng thường xuyên của hãng. Tháng 3-2017, một số website của những cảng hàng không như Tân Sơn Nhất, Tuy Hòa, Rạch Giá đã bị tin tặc tiến công.

Tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ, đánh cắp công nghệ, bản quyền trên in-tơ-nét ngày càng tăng, nguy cơ gián điệp mạng, tội phạm mạng trở nên phức tạp, nguy hiểm. Môi trường in-tơ-nét cũng bị lợi dụng để tán phát thông tin bịa đặt, không kiểm chứng, độc hại nhằm vu khống, bôi nhọ cá nhân, tổ chức, hoạt động khủng bố, phá hoại, hoạt động tội phạm mạng ngày càng tinh vi, phức tạp, nguy hiểm với mức độ thiệt hại ngày càng tăng.