Những điều cần tránh khi lau chùi điện thoại_91 phut link
Người dùng đồ công nghệ chắc hẳn đều có nhu cầu lau chùi các thiết bị của mình,ữngđiềucầntránhkhilauchùiđiệnthoạ91 phut link nhất là trong thời kỳ đại dịch. Apple mới đây đã đăng bài viết trên trang hỗ trợ của mình, liệt kê các loại chất tẩy rửa không nên dùng để lau iPhone và các thiết bị khác.
Trước khi đi vào từng chất cụ thể, đây là 3 sản phẩm vệ sinh thông dụng không nên dùng với bất kỳ thiết bị nào của Apple: bình khí nén, chất tẩy trắng và giấy nhám.
Tránh sử dụng các loại bình xịt và chất tẩy trắng. Ảnh: Michael Hession. |
Dung môi như cồn, acetone
Tên gọi dung môi dùng để chỉ chung các chất hóa học dùng để hòa tan chất khác, tạo thành dung dịch. Dung môi thường gặp là ethanol, có tên gọi khác là cồn công nghiệp.
Dung môi thường được sử dụng như chất nền trong công nghiệp hóa mỹ phẩm, thường thấy ở các loại bình khí nén, chất tẩy rửa mạnh.
Loại hóa chất này có thể làm phai sơn, ăn mòn các chi tiết nhựa và cao su. Đặc biệt, Apple khuyên không sử dụng sản phẩm tẩy rửa có chứa dung môi acetone (ví dụ như nước rửa móng tay) để lau màn hình vì chất này sẽ bào mòn lớp phủ.
Ô-xy già
Hydrogen Peroxide, hay ô-xy già, là dung dịch vệ sinh vết thương phổ biến trong các hộ gia đình ở Việt Nam. Ngoài ra, hợp chất này còn được sử dụng trong sản xuất chất khử mùi và tẩy trắng.
Apple cho biết Hydrogen Peroxide có thể gây hư hại bề mặt thiết bị.
Amoniac
Amoniac được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, đặc biệt là trong hóa mỹ phẩm. Dung dịch amoniac có thể được sử dụng như dung môi, có khả năng hòa tan kim loại kiềm (như lithium).
Hợp chất này thường xuất hiện trong chất tẩy bề mặt kính, thuốc tẩy tóc hay bình xịt rửa nhà bếp.
Do sở hữu đặc tính như dung môi, các chất tẩy rửa chứa amoniac được Apple khuyến cáo tránh sử dụng.
Nên sử dụng chất gì?
Theo Apple, người dùng nên sử dụng dung dịch rượu isopropyl 70%, rượu ethyl 75% hoặc chất khử trùng Clorox. Apple cũng khuyên người dùng không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
TheoZing/Apple
Màn hình smartphone tương lai có thể tự liền lại khi bị nứt vỡ
Các nhà khoa học ở Ấn Độ gần đây đã phát triển một loại vật liệu tự phục hồi cứng nhất thế giới và có thể được sử dụng cho màn hình điện thoại trong tương lai.