Sau gần 2 năm đi vào thực tiễn,ươngtrìnhsốcủaTỉnhủyvềđổimớithuhútđầutưTạosứcbậtmớichopháttriểnkinhtếbóng đá anh hôm nay Chương trình số 34-CTr/TU ngày 15- 12-2016 của Tỉnh ủy về đổi mới thu hút đầu tư (gọi tắt là Chương trình 34 TU) đã tạo ra sức bật mới cho quá trình đổi mới phát triển toàn diện bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh. Riêng đối với công tác thu hút đầu tư của tỉnh, Chương trình 34 TU không chỉ làm thay đổi đột phá về lượng mà còn nâng cao rõ rệt về chất ở cả mảng đầu tư nước ngoài (FDI) lẫn đầu tư trong nước.
Ông Trần Văn Nam (thứ 2, phải qua), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thăm hỏi người lao động Công ty Gỗ Kaiser, KCN Mỹ Phước, TX.Bến Cát.Ảnh: XUÂN THI
Ông Trần Thanh Liêm (thứ 3 từ phải sang), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trao chứng nhận đầu tư đợt 1 năm 2018 cho các doanh nghiệp. Ảnh: XUÂN THI
Đột phá thu hút đầu tư
Chương trình 34 TU xác định rõ mục tiêu là nhằm huy động các nguồn lực đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế; phấn đấu trong giai đoạn 2016- 2020 thu hút trên 7 tỷ USD vốn FDI và 110.000 tỷ đồng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước. Cụ thể, trong giai đoạn này, tỉnh sẽ đẩy mạnh thu hút đầu tư các ngành nghề dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp; xây dựng hệ thống quảng bá, giới thiệu tiềm năng của tỉnh; thu hút đầu tư tập trung vào lĩnh vực thương mại - dịch vụ, các dự án phát triển đô thị, dự án nông nghiệp kỹ thuật cao và tập trung thực hiện Đề án xây dựng thành phố thông minh với mô hình liên kết “Ba nhà” (Nhà nước - nhà trường - nhà doanh nghiệp).
Trên cơ sở Chương trình 34 TU, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1084/QĐ-UBND ngày 3-5-2017 với những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục đổi mới thu hút đầu tư giai đoạn 2016-2020. Theo đó, UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nhằm đạt các mục tiêu Chương trình 34 TU đã đề ra.
Đến nay, chỉ sau gần 2 năm thực hiện chương trình, Bình Dương đã có sự đột phá mạnh mẽ trong công tác thu hút đầu tư. Cụ thể, tỉnh đã thu hút 5,78 tỷ USD vốn FDI, đạt 82,6% kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016- 2020 đề ra. Quy mô vốn trung bình các dự án FDI giai đoạn này đạt 11,7 triệu USD/dự án. Đến hết tháng 7-2018, Bình Dương đứng thứ 3 cả nước (sau TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội) về thu hút vốn FDI, với 3.389 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký 30,95 tỷ USD.
Về đầu tư trong nước, theo Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình 34 TU, mục tiêu phấn đấu trong giai đoạn 2016- 2020 là toàn tỉnh thu hút 23.000 doanh nghiệp, vốn đăng ký 110.000 tỷ đồng. Đến nay, Bình Dương đã thu hút thêm 11.062 doanh nghiệp với số vốn đăng ký 95.391 tỷ đồng, đạt 48% kế hoạch về số lượng doanh nghiệp và 87% kế hoạch về vốn đăng ký. Đây lại là một cú hích quan trọng khác để tỉnh đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Vốn FDI chủ yếu vào công nghiệp chế biến, chế tạo
Nhờ có định hướng đúng đắn từ đầu của Tỉnh ủy, cụ thể là những nội dung sát sườn từ Chương trình đổi mới thu hút đầu tư giai đoạn 2016- 2020, biểu đồ thu hút đầu tư của Bình Dương trong những năm qua ngày càng tốt hơn. Tính đến nay, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm đến 86,5% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Riêng công tác thu hút đầu tư cũng đã có những dấu ấn đậm nét khi tỉnh liên tục nằm trong tốp đầu về thu hút FDI của cả nước.
Qua việc thực hiện Chương trình 34 TU, Bình Dương không chỉ tăng đột biến về số vốn đầu tư FDI lẫn vốn đầu tư trong nước mà còn dần nâng cao chất lượng nguồn vốn đầu tư với những dự án có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Đáng chú ý, FDI vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh đạt hơn 5 tỷ USD, chiếm 86% tổng vốn FDI đăng ký vào tỉnh trong gần 2 năm qua. Đa số các dự án sản xuất công nghiệp được tỉnh bố trí vào các khu, cụm công nghiệp có hạ tầng kỹ thuật tốt, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Điều đáng mừng là các dự án lớn được cấp phép theo đúng định hướng kêu gọi đầu tư của tỉnh, đó là tập trung vào các nhà đầu tư lớn, sản phẩm của dự án là nguyên liệu cung cấp cho các ngành công nghiệp khác. Điển hình như dự án sản xuất các loại sợi tổng hợp của Công ty TNHH Polytex Far Eastern (Đài Loan, Trung Quốc) có tổng vốn đầu tư sau khi điều chỉnh là 760 triệu USD, dự kiến trong năm 2018 sẽ thuê thêm đất để mở rộng dự án trong Khu công nghiệp Bàu Bàng. Ngoài ra, tỉnh cũng chú trọng thu hút các dự án thương mại - dịch vụ, kết quả có 76 dự án được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổng vốn đăng ký đạt hơn 767 triệu USD, chiếm 13% tổng vốn FDI đăng ký vào tỉnh trong gần 2 năm qua.
Dù đạt được những thành công lớn trong công tác thu hút đầu tư thời gian qua nhưng tỉnh Bình Dương vẫn đang tiếp tục củng cố, kiện toàn công tác chỉ đạo, điều hành cũng như cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải tạo hạ tầng kinh tế - kỹ thuật để tiếp tục đón nhà đầu tư trong thời gian tới. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn 2016-2017, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của tỉnh đạt 154.114 tỷ đồng, tăng 11,7%/năm, trong đó vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng là 61.240 tỷ đồng, chiếm 39,7% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn này .
Bên cạnh đó, tỉnh đã huy động, thu hút nhiều nguồn lực xã hội với nhiều phương thức đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình giao thông đối ngoại quan trọng trong tỉnh theo hướng đồng bộ liên hoàn, ưu tiên kết nối hợp lý giữa các trục quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện với hệ thống giao thông quốc gia và các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Từ các nguồn vốn tỉnh huy động đã đáp ứng nhu cầu đầu tư hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội và nâng cấp, chỉnh trang các đô thị. Nhờ đó, đến nay đô thị Thủ Dầu Một đạt tiêu chí đô thị loại I; đã hoàn thành việc nâng cấp các đô thị Thuận An, Dĩ An lên đô thị loại III; tỉnh tiếp tục thực hiện nâng cấp đô thị Tân Uyên, Bến Cát lên đô thị loại III theo lộ trình nâng cấp đô thị.
Ông Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết trong thời gian tới các cấp, các ngành trong tỉnh sẽ tập trung triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế; huy động mọi nguồn lực để tiếp tục đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Tỉnh cũng tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Qua đó, Bình Dương quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu về đổi mới thu hút đầu tư giai đoạn 2016-2020 mà Chương trình 34 TU đã đề ra.
Nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư
Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã tổ chức định kỳ lễ trao Giấy chứng nhận đầu tư; tổ chức hội nghị gặp gỡ lãnh đạo các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng nhằm nắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc để đồng hành cùng doanh nghiệp tìm biện pháp tháo gỡ. Chỉ tính trong năm 2017, tỉnh đã tổ chức thành công 4 Chương trình đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với các nhà đầu tư nước ngoài, với sự tham dự của lãnh đạo hơn 340 doanh nghiệp nước ngoài nhằm kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh…
Bình Dương không tổ chức bộ máy cơ quan xúc tiến đầu tư tại địa phương nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng với các sở, ngành, lãnh đạo địa phương và các công ty đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp đã tổ chức nhiều đoàn xúc tiến đầu tư đi các nước; công tác xúc tiến gắn liền với hoạt động ngoại giao, liên kết với địa phương ở các quốc gia kêu gọi đầu tư. Điểm đáng chú ý kinh phí phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh không sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước. Thực tế cho thấy, hoạt động xúc tiến đầu tư của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thời gian qua ngày càng chuyên nghiệp, có chiều sâu và hiệu quả hơn.