Tăng cường vai trò của địa phương trong số hóa truyền hình_xembd.live
- Để đảm bảo tiến độ ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh theo đúng lộ trình,ăngcườngvaitròcủađịaphươngtrongsốhóatruyềnhìxembd.live Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn yêu cầu các địa phương phải nhận thức rõ và tăng cường trách nhiệm trong triển khai các công tác liên quan tới Đề án số hóa truyền hình mặt đất đến năm 2020.
Toàn cảnh phiên họp lần thứ 13 của Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam tại Hà Nội ngày 14/2. |
Tại phiên họp lần thứ 13 của Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình Việt Nam (Ban Chỉ đạo) diễn ra tại Hà Nội sáng 14/2, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đánh giá: "Thời gian qua, chúng ta đã làm tốt giai đoạn I cũng như bước 1 của giai đoạn II Đề án số hóa truyền hình, không làm ảnh hưởng đến người dân và được dư luận đánh giá cao. Thành tích này có được nhờ sự theo dõi, chỉ đạo sát sao của Ban chỉ đạo, việc triển khai kịp thời của các đơn vị, doanh nghiệp trên tất cả các bước."
Báo cáo về kết quả thực hiện được trong năm 2016, ông Đoàn Quang Hoan, Cục trưởng Cục Tần số VTĐ, đại diện Tiểu ban giúp việc Ban Chỉ đạo cho biết: Việc ngừng phát sóng toàn bộ kênh truyền hình tương tự mặt đất tại 4 thành phố Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM và Cần Thơ từ 24h00' ngày 15/8/2016 đã kết thúc giai đoạn I của Đề án. 8 tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bình Dương, Vĩnh Long, Hậu Giang thuộc giai đoạn II đã thực hiện ngừng phát sóng toàn bộ kênh truyền hình tương tự mặt đất vào ngày 30/12/2016 (trừ kênh 3 VHF của Đài truyền hình Việt Nam tại Tam Đảo). Vùng phủ sóng truyền hình số đã tốt hơn vùng phủ sóng truyền hình tương tự mặt đất.
Tại phần lớn các địa bàn đã được phủ sóng truyền hình số mặt đất, số lượng kênh truyền hình người dân có thể thu được từ 26 - 70 kênh (trong đó có 5 - 7 kênh truyền hình độ nét cao HDTV), tăng hơn nhiều so với số lượng từ 4 - 6 kênh khi thu xem bằng truyền hình tương tự mặt đất. Chất lượng, số lượng các kênh chương trình truyền hình đã được nâng cao rõ rệt, được người dân phấn khởi đón nhận. Đây chính là yếu tố lôi cuốn và thúc đẩy người dân chủ động chuyển đổi sang thu xem truyền hình số mặt đất.
Năm 2016, Bộ TT&TT (Quỹ dịch vụ viễn thông công ích VN và Ban Quản lý CT CCDVVTCI) đã thực hiện hỗ trợ cho 516.030 hộ nghèo, cận nghèo đủ điều kiện hỗ trợ trong vùng ảnh hưởng của việc ngừng phát sóng giai đoạn I. Trước và sau thời điểm ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại 8 tỉnh nhóm II, số lượng cuộc gọi tới tổng đài hỗ trợ giảm đáng kể so với giai đoạn I. Nội dung các cuộc gọi cũng chủ yếu liên quan đến vấn đề nơi mua, loại đầu thu đạt chuẩn, ... không có phản hồi trái chiều. Điều này chứng tỏ công tác chuẩn bị cho kế hoạch số hóa truyền hình mặt đất năm 2016 đã được thực hiện khá đầy đủ và hiệu quả.
Bên cạnh các kết quả tích cực đạt được, Ban Chỉ đạo thẳng thắn thừa nhận việc triển khai Đề án số hóa trên thực tế gặp một số khó khăn nhất định. Cụ thể, nhu cầu phải thực hiện thêm khảo sát, xác định địa bàn ảnh hưởng cùng với số lượng hộ nghèo, cận nghèo phát sinh đủ điều kiện hỗ trợ đầu thu ở các địa phương đã khiến thời gian thực hiện bị kéo dài. Bên cạnh đó, kinh phí dành cho công tác thông tin, tuyền truyền hạn hẹp, trong khi thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng đầu thu DVB-T2 hiện đang áp dụng ở mức cao (35%). Các nguyên nhân này đã làm chậm tiến độ giải phóng băng tần truyền hình và tăng chi phí của Nhà nước cũng như vốn đầu tư của doanh nghiệp. Số lượng hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chuẩn tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 lớn hơn nhiều so với tiêu chuẩn cũ.
Ngoài ra, một số tỉnh thuộc giai đoạn II có địa hình phức tạp nên việc số hóa truyền hình mặt đất sẽ khó khăn hơn nhiều và kém hiệu quả. Tại Ninh Thuận, Bình Thuận chưa được phủ sóng truyền hình số mặt đất. Tại Khánh Hòa, vùng phủ sóng DVB-T2 của VTV chưa đủ rộng.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. |
Bước sang năm 2017, căn cứ vào thực tế triển khai số hóa truyền hình, để giải quyết các bất cập phát sinh, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn - Trưởng Ban chỉ đạo Đề án - yêu cầu Viện Chiến lược TT&TT chủ trì, phối hợp với Cục Tần số, Cục PTTH & TTĐT và Cục Viễn thông nghiên cứu, tham mưu cho Ban Chỉ đạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quyết định 2451/QĐ-TTg, chẳng hạn như xác định rõ phạm vi, giai đoạn triển khai Đề án số hóa truyền hình, ... đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền tại các tỉnh, tập trung vào đối tượng đang thu xem truyền hình tương tự mặt đất, sử dụng các phương tiện có hiệu quả cao như PTTH tương tự, truyền thanh, triển khai tập huấn về số hóa truyền hình cho các tỉnh thuộc nhóm III.
Một công tác trọng tâm khác trong năm 2017 là triển khai phủ sóng DVB-TV2 tại đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Trong đó, các tỉnh thuộc nhóm II đã được phủ sóng truyền hình số mặt đất, đã hỗ trợ STB cho một phần địa bàn theo chuẩn cũ hoặc đã phủ sóng một phần địa bàn gồm Quảng Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định, Phú Thọ, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang sẽ ngừng phát sóng analog (các trạm phát sóng chính) trước ngày 1/7/2017.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp truyền dẫn phát sóng sớm hoàn thành phát sóng truyền hình số mặt đất DVB-T2 tại hai khu vực trên theo quy hoạch đã có. Đặc biệt, Bộ trưởng đề nghị VTV triển khai phát sóng DVB-T2 tại Bình Thuận, Ninh Bình; thiết lập mạng đơn tần truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ cũng như chuyển đổi tần số các máy phát sóng số DVB-T2 về đúng tần số được quy hoạch, trước mắt hoàn thành việc chuyển đổi tần số tại hai đồng bằng này trong năm 2017. Trưởng Ban Chỉ đạo mong VTV sớm đẩy nhanh tiến độ phủ sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh Nhóm III thuộc khu vực đồng bằng Nam Bộ gồm Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tây Ninh, Cà Mau trong năm 2017 để có thể thực hiện ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất trước ngày 31/12/2017.
Song song với việc xác định, hỗ trợ đầu thu STB cho các tỉnh thuộc giai đoạn II, Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu các đơn vị tham gia đề án rà soát, đánh giá lại hiệu quả trạm phát lại truyền hình mặt đất, đặc biệt tại các địa bàn miền núi có các trạm phát lại truyền hình tương tự mặt đất công suất thấp, từ đó điều chỉnh chính sách phát triển truyền hình số mặt đất, truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất kết hợp với truyền hình qua vệ tinh, hỗ trợ đầu thu truyền hình số.
Trước băn khoăn của các doanh nghiệp về vấn đề phát triển thị trường truyền dẫn phát sóng trong nước cũng như khúc mắc trong sử dụng hạ tầng TDPS chung, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định sẽ tổ chức một cuộc họp chung giữa Ban Chỉ đạo với VTV, các doanh nghiệp TDPS khác (gồm VTC, AVG, SDTV, RTB) và các địa phương để làm rõ vai trò của đài địa phương trong giải quyết những vấn đề này.
"Cần làm rõ trách nhiệm các địa phương trong các bước triển khai Đề án số hóa, kể cả thông tin, tuyên truyền, hỗ trợ STB (trong đó bao gồm hỗ trợ STB cho một số đối tượng chính sách có điều kiện khó khăn có thể từ trích từ nguồn ngân sách địa phương), tổ chức truyền dẫn, phát sóng kênh truyền hình địa phương theo cơ chế thị trường, ... Đề nghị các UBND và Sở TT&TT của các tỉnh cần vào cuộc, chỉ đạo đài PTTH địa phương nêu cao trách nhiệm trong quá trình này. Báo chí cũng cần tăng cường thông tin, tuyên truyền và nhấn mạnh đến vai trò của các địa phương trong việc hoàn thành Đề án đúng lộ trình", Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh.
Tuấn Anh