VPCP liên thông xong văn bản điện tử có dùng chữ ký số với 27 cơ quan vào 30/9_bóng đá cúp pháp
Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho hay,ênthôngxongvănbảnđiệntửcódùngchữkýsốvớicơquanvàbóng đá cúp pháp theo thống kê báo cáo của các cơ quan, đơn vị, tính đến hết tháng 6/2017, trong 72 nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành Trung ương được giao tại Nghị quyết 36a của Chính phủ về Chính phủ điện tử, mới có 35 nhiệm vụ cơ bản hoàn thành, đạt tỷ lệ 48,6%.
Nhiều nhiệm vụ có thời hạn cụ thể đã qua nhưng chưa thực hiện xong. Một số nhiệm vụ, giải pháp quan trọng như đề xuất cơ chế tài chính phù hợp cho đầu tư, ứng dụng CNTT, thiết lập các hệ thống thông tin nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử (hệ thống thông tin đất đai – xây dựng), hay việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (cấp phép qua mạng điện tử) để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp mới chỉ bước đầu được triển khai, chưa có kết quả cụ thể.
Trên cơ sở kiến nghị của Văn phòng Chính phủ, trong Nghị quyết 61 ban hành ngày 12/7/2017 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 36a, nhất là việc hoàn thành đúng thời hạn các nhiệm vụ cụ thể được giao tại Nghị quyết; tổ chức thực hiện việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 theo Quyết định 846 ngày 9/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Chính phủ cũng yêu cầu đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong công tác đảm bảo an toàn hệ thống thông tin mạng; chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, thường trực phương án ứng cứu, đảm bảo an toàn, thông suốt hệ thống CNTT thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
Cũng trong báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 36a trong quý II/2017, Văn phòng Chính phủ cho biết, nhiệm vụ kết nối, liên thông các hệ thống quản lý văn bản của các bộ, ngành, địa phương với Văn phòng Chính phủ - một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Nghị quyết 36a đã hoàn thành.
Cụ thể, đến nay đã có 26/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản tới Văn phòng Chính phủ, hình thành một hệ thống quản lý văn bản điện tử thống nhất, thông suốt từ trung ương đến địa phương, cho phép tự động nhận biết được trạng thái xử lý văn bản giữa các cơ quan.
Triển khai nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết nối, liên thông các phần mềm quản lý văn bản, đến nay Văn phòng Chính phủ đã hoàn thiện liên thông văn bản điện tử có sử dụng chữ ký số với TP.HCM và hiện đang triển khai nhân rộng với các bộ, ngành, địa phương khác.