Loạt cán bộ thuế 'dính' đường dây chuyển trái phép hàng nghìn tỷ ra nước ngoài_kết quả giải vô địch quốc gia tây ban nha

VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng vụ Thu Duc House,ạtcánbộthuếdínhđườngdâychuyểntráiphéphàngnghìntỷranướcngoàkết quả giải vô địch quốc gia tây ban nha truy tố với 67 bị can về các tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Buôn lậu; Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Sản xuất hàng giả.

Trong số các bị can bị truy tố có nhiều cán bộ thuế TP.HCM.

Cáo trạng xác định, trong vụ án này, Trịnh Tiến Dũng là người chủ mưu. Từ năm 2016-2020, Dũng chỉ đạo việc thành lập, sử dụng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước để thực hiện tội phạm.

Tại Mỹ, Campuchia, Hồng Kông, Malaysia, Các tiểu Vương quốc Ả rập, Dũng dùng các pháp nhân như Công ty Lams, Avi, Fomula, Rothady… Ở Việt Nam, Dũng thuê người dùng CMND của người khác để lập công ty. Thậm chí dùng CMND giả để thành lập công ty.

Theo chỉ đạo, điều hành của Dũng, các công ty trong nước mua bán hàng hóa với nhau để hợp thức việc nâng khống giá trị hàng hóa bán hàng nhằm chuyển tiền trái phép từ nước ngoài về Việt Nam, hoặc lập hồ sơ mua hàng có giá trị cao ở nước ngoài để hợp thức việc chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài.

Để tạo nguồn hàng xuất khẩu, Trịnh Tiến Dũng chỉ đạo làm giả linh kiện điện tử (ram, chip). Số hàng giả này hợp thức cho hàng hóa xuất khẩu cho các công ty khác nhau nhưng đều được vận chuyển đến Campuchia hoặc Hồng Kông để sau đó quay vòng về Việt Nam (gửi lẫn với hàng hóa khác hoặc thuê xe khách vận chuyển đường bộ).

Dũng trực tiếp hoặc chỉ đạo nhân viên liên hệ với đối tượng có tên Nguyễn Văn Lành và lãnh đạo Công ty CP Thương mại Sài Gòn Tây Nam để bàn bạc, thống nhất việc công ty của Lành, Công ty CP Thương mại Sài Gòn Tây Nam thực hiện các thương vụ mua linh kiện điện tử, sau đó xuất khẩu theo chỉ định của Dũng.

Thông qua việc thanh toán tiền mua hàng và hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) của hàng hóa xuất khẩu, Dũng và đồng phạm đã chiếm đoạt của Nhà nước toàn bộ tiền thuế GTGT đã được hoàn của các thương vụ nêu trên.

Mặc dù cư trú tại Mỹ nhưng từ năm 2019, Dũng một tay điều hành toàn bộ hoạt động ở Việt Nam thông qua các nhóm chat phần mềm Whats App.

Trong vụ án này, các đối tượng vận chuyển trái phép hàng nghìn tỷ đồng từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam. Cụ thể, Dũng chỉ đạo các bị can lập nhóm “DV Chuyen tien” để cập nhật thông tin khách hàng nhận tiền tại nước ngoài; lập nhóm “TTNN-ALL Cty” để cập nhật thông tin khoản tiền thanh toán. Ngoài ra có nhóm “NK CHIPSET” để cập nhật hợp đồng, chứng từ để mở tờ khai hải quan.

Cơ quan tố tụng xác định, Dũng và đồng phạm vận chuyển trái phép 1.205 tỷ đồng (hơn 51,6 triệu USD) từ Việt Nam ra nước ngoài.

Với số tiền này, Dũng chuyển 10,2 triệu USD là tiền dịch vụ cho các khách hàng cá nhân để thu phí chuyển tiền; chuyển 12,8 triệu USD về Việt Nam thanh toán cho các hợp đồng nhập khẩu chip, ram; chi tiêu cá nhân…

Bên cạnh đó, nhóm của Dũng còn vận chuyển trái phép gần 24 triệu USD (tương đương hơn 555 tỷ đồng) từ nước ngoài về Việt Nam thông qua các nhóm “Thuy VL”, “Crypto”, “Thuy ST”…

CQĐT làm rõ các cá nhân nhận tiền tại Việt Nam, trong đó có trường hợp hợp tác đầu tư tiền điện tử và máy tính đào coin, hoặc có người nhận tiền từ người thân để nhờ đầu tư bất động sản, chữa bệnh…

Truy tố loạt cán bộ thuế TP.HCM

Trong vụ án này, CQĐT còn làm rõ hành vi nhận hối lộ của công chức thuộc các Chi cục thuế quận 1, quận 3, quận 5 (Cục thuế TP.HCM).

Theo cáo buộc, các cán bộ thuế được chi 0,2-0,3% tổng doanh số xuất hóa đơn GTGT của các công ty để thực hiện yêu cầu của Lưu Thị Ngát (nguyên Giám đốc Công ty Khánh Hưng) để: Không đề xuất cấp trên kiểm tra hoạt động kinh doanh; báo trước việc kiểm tra, thanh tra thuế, để Ngát làm thủ tục chuyển trụ sở đăng ký kinh doanh đi nơi khác; báo trước cho Ngát những công ty có thể bị cưỡng chế thu thuế để Ngát nộp thuế ngay, tránh bị cưỡng chế.

Tại CQĐT, bị can Nguyễn Thị Bích Hạnh (cựu Phó Cục trưởng Cục thuế TP.HCM) khai nhận đã ký duyệt các phiếu đề xuất, phiếu thẩm định và các quyết định hoàn thuế cho Công ty Nhà Thủ Đức, thừa nhận đã thiếu sót, không thực hiện đúng các quy định, quy trình thủ tục giải quyết hồ sơ hoàn thuế.