Trong đêm, bác sĩ 2 bệnh viện ở TPHCM cấp cứu em bé vừa sinh ra đã vỡ ruột_kèo nhà cái 88

Tối 24/11,đêmbácsĩbệnhviệnởTPHCMcấpcứuembévừasinhrađãvỡruộkèo nhà cái 88 đại diện Bệnh viện Nhi đồng 2 thông tin, mới đây các y bác sĩ của viện đã phối hợp với một bệnh viện trên địa bàn TPHCM phẫu thuật cứu một trường hợp bệnh nhi gặp phải tình trạng nặng ngay khi vừa sinh.

Trước đó, khoa Sản, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đã tiếp nhận trường hợp sản phụ mang thai 34 tuần, kết quả siêu âm phát hiện khối u khổng lồ trong bụng thai nhi. Khối u chưa rõ bản chất nhưng lại gia tăng kích thước rất nhanh, đe dọa sự sống của thai nhi.

Kết quả chụp MRI thai nhi ghi nhận, khối u có cấu trúc dạng nang lớn ở vùng bụng phải thai, đẩy vòm hoành phải lên cao, chèn ép bàng quang và thận, cũng như đẩy các quai ruột non sang trái.

Trước tình hình này, các bác sĩ Sản khoa Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đã khẩn trương mời khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2 hội chẩn liên viện.

Sau đó, các bác sĩ chẩn đoán sơ bộ bào thai gặp phải tình trạng viêm phúc mạc, do một đoạn ruột vỡ vào trong ổ bụng, tạo thành một khối giả u, bên trong chứa phân su và nước ối.

Các bác sĩ thống nhất sẽ theo dõi thật kỹ thai kỳ, nếu có biến đổi bất thường sẽ mổ bắt con, chuyển ngay bé sơ sinh sang Bệnh viện Nhi đồng 2 phẫu thuật cấp cứu.

Ngay trong ngày hội chẩn, thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ, siêu âm thai nhi ghi nhận dịch ổ bụng tăng. Các bác sĩ Sản khoa quyết định mổ lấy thai cấp cứu và thực hiện chuyển viện bệnh nhi vừa chào đời đúng như kế hoạch trước đó.

Tại bệnh viện chuyên khoa Nhi, em bé được thực hiện khẩn một số xét nghiệm, để phẫu thuật ngay trong đêm. Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Hiền, khoa Ngoại tổng hợp cho biết, bệnh nhi bị khiếm khuyết một đoạn ruột non, nghi hoại tử vì tắc mạch bẩm sinh từ trong bào thai.

Trong đêm, bác sĩ 2 bệnh viện ở TPHCM cấp cứu em bé vừa sinh ra đã vỡ ruột - 1

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật ruột cho em bé vừa chào đời (Ảnh: BV).

Đoạn ruột còn lại của bé thoát phân su và nước ối vào ổ bụng, tạo thành một nang lớn chiếm gần hết nửa bụng phải. Các bác sĩ nhận định, dù là ca khó nhưng bé sơ sinh nặng 2kg, ổ bụng dơ, ruột dính nhiều, cần phải phẫu thuật nhanh chóng để tránh tình trạng nhiễm trùng lan rộng, hạ thân nhiệt trẻ.

5 ngày sau khi ca mổ diễn ra thuận lợi, em bé dần hồi phục, bú sữa được, tình trạng nhiễm trùng ổn định.

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 chia sẻ, viêm phúc mạc bào thai có nguyên nhân chủ yếu là do tắc ruột, hoặc do tổn thương mạch máu tới ruột non.

Bên cạnh đó, xoắn ruột, thoát vị nội ruột, dây chằng ruột bẩm sinh, túi thừa Meckel đường tiêu hóa, bệnh Hirschsprung, bệnh xơ nang... cũng là các tình trạng có thể gây viêm phúc mạc bào thai.

Theo bác sĩ Thạch, điều trị viêm phúc mạc bào thai nên có sự kết hợp chặt chẽ giữa bác sĩ sản khoa và nhi khoa để mang lại kết quả tốt nhất. Việc chẩn đoán sớm tình hình sẽ giúp các bác sĩ chủ động, có kế hoạch điều trị đúng, kịp thời cho trẻ, nhằm tránh các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong.