您现在的位置是:Fabet > World Cup

Thủ khoa trường mỹ thuật tự mở công ty riêng, thành giám đốc ở tuổi 22_lịch uefa nations league

Fabet2025-01-16 13:00:28【World Cup】1人已围观

简介Tin thể thao 24H Thủ khoa trường mỹ thuật tự mở công ty riêng, thành giám đốc ở tuổi 22_lịch uefa nations league

Kiếm tiền từ khi còn… tiểu học

Là 9x “đời cuối” nhưng Đỗ Nhật Thịnh đã có “thâm niên” 14 năm gắn bó với thư pháp. Dù theo đuổi bộ môn tưởng nhìn vào rất thanh nhã này nhưng Thịnh từng có một tuổi thơ đầy vất vả.

Đỗ Nhật Thịnh tự mở công ty ngay sau khi tốt nghiệp đại học. Ảnh: NVCC

Thịnh cảm thấy may mắn khi được sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Mặc dù điều kiện rất khó khăn nhưng anh được mẹ dạy dỗ và chỉ dẫn nghiêm khắc. Mẹ cũng luôn truyền động lực để anh cố gắng tự giải quyết những vấn đề của bản thân.

“Ngày trước,ủkhoatrườngmỹthuậttựmởcôngtyriêngthànhgiámđốcởtuổlịch uefa nations league mẹ không nuông chiều, không bao giờ cho tiền ăn vặt hoặc mua bán linh tinh. Do đó, mình luôn cố gắng lao động để có được những điều mong muốn. Ví dụ, mình đi hái rau má để có tiền mua bánh bao nếu muốn ăn, hoặc trồng rau đem ra chợ bán đổi lấy những bát mì ăn sáng… Sau này, mình cảm thấy điều đó rất tốt cho việc học và tự học của bản thân” - Thịnh nhớ lại.

Từ khi là học sinh đến lúc lên đại học, Thịnh luôn xoay xở đủ việc. Anh nhận thiết kế logo, poster, standee, e-card và rất nhiều sản phẩm khác nhau cho khách hàng. Thịnh nhận làm thêm cả những việc như bán hàng hội chợ, bán quà tặng quà lưu niệm, quần áo thời trang… 

“Những kiến thức từ việc học ngành thiết kế đồ họa và nghệ thuật ứng dụng đã trang bị cho mình nền tảng vững chắc về mỹ thuật. Kinh nghiệm thực hiện sản phẩm hồi còn là học sinh được bổ sung bằng những khiến thức được học ở đại học sau này”.  

Đỗ Nhật Thịnh gắn bó với thư pháp từ năm 11 tuổi. Ảnh: NVCC

Thịnh từng là Chủ nhiệm CLB Thư pháp của Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM. Anh trực tiếp đứng lớp hướng dẫn kỹ năng thư pháp, vẽ tranh, nâng cao tư duy và cảm quan nghệ thuật cho sinh viên và các học viên. 

Thịnh còn tham gia nhiều chiến dịch tình nguyện và các chuyến công tác xã hội như Mùa Hè Xanh, Xuân Tình nguyện, Giờ Trái Đất... Ở chiến dịch hiến máu “Hành trình đỏ”, Thịnh vừa là “chiến sĩ hiến máu xuyên Việt”, vừa hóa thân thành "ông đồ" để tặng chữ trên suốt chặng đường từ Nam ra Bắc.

Tự xây ước mơ “làm chủ”

Rời giảng đường đại học được 3 năm, đến nay, anh đã làm chủ một công ty riêng của mình. “Ngay từ nhỏ, mình đã xác định tâm thế làm chủ. Điều này có nghĩa, mình không chắc đã làm chủ người khác, tuy nhiên cần phải làm chủ chính bản thân, làm chủ tương lai. 

Lý do để mình cảm thấy được tự do, thoải mái hơn. Mình muốn sống với những hoài bão, đam mê và khát vọng của bản thân, thực hiện được những mong mỏi, ấp ủ và dự định.

Với mình, nếu không tự xây ước mơ của bản thân thì người khác sẽ thuê bạn xây ước mơ của họ” – Thịnh lý giải về quyết định từ bỏ công việc ở Đài Truyền hình TP.HCM để mở công ty ngay khi mới là tân cử nhân.

Chính những công việc từ ngày còn học sinh, sinh viên là nền tảng để Thịnh bước đến hành trình hiện tại. Công ty của Thịnh hiện nay chuyên về các dịch vụ sáng tạo nghệ thuật, thư pháp, hội họa, thiết kế. 

Anh cho biết “bức tường thành” cao nhất từng vượt chính là “va” ngay dịch Covid-19 khi công ty mới chào đời.

“Hai năm vừa qua, có rất nhiều khó khăn và biến động trong nhu cầu của khách hàng, thị trường giảm sút và rất nhiều hệ lụy khác.

Tuy nhiên, mình vẫn luôn cố gắng chèo lái và gồng gánh công ty vượt qua giai đoạn dịch bệnh cũng như tìm tòi, nghiên cứu và học hỏi để phát triển thêm”.

"Ngày xưa, khi học bài thơ Ông Đồ, mình cảm nhận được sự ngậm ngùi, tiếc nuối về thực trạng tình yêu với con chữ lúc bấy giờ. Qua đó, mình ấp ủ thêm động lực để tìm tòi, học hỏi và làm mới con chữ, với hy vọng dần dần truyền thống yêu chữ, yêu cái đẹp sẽ trở lại mạnh mẽ hơn" - Thịnh chia sẻ. Ảnh: NVCC

Trong suốt thời gian học đại học và ra làm việc sau này, Thịnh luôn trăn trở và nhận ra rằng thư pháp Việt cần phải thay đổi để thu hút người trẻ. 

Để thư pháp trở nên mới mẻ và hấp dẫn hơn hơn, anh đã sử dụng nhiều chất liệu khác nhau như vải, đá, kính… để viết chữ. Đồng thời, Thịnh còn tự đặt thách thức cho bản thân bằng việc viết chữ nhiều ngôn ngữ khác nhau như tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp... 

Đặc biệt, anh sử dụng triệt để công nghệ, nhất là màn hình LED, kết hợp thư pháp với nghệ thuật biểu diễn cùng hiệu ứng sân khấu, âm thanh, ánh sáng. Chính sau những màn biểu diễn đầy sáng tạo tại các sự kiện, Thịnh đã gây được sự chú ý lớn.

Tự nhận là may mắn và có duyên với công việc đã lựa chọn, Thịnh cho biết cùng với khách hàng cá nhân trong và ngoài nước, anh còn hợp tác và kết hợp với nhiều thương hiệu lớn ở nhiều lĩnh vực, từ bất động sản đến điện tử, nước giải khát…

Anh mong muốn liên kết nhiều hơn nữa với các xưởng sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, có thể mang đến nhiều sản phẩm giá trị hơn cho khách hàng cũng như bạn bè quốc tế.

Bức tranh thư pháp Thịnh thực hiện sau trận chung kết World Cup 2022. Ảnh: NVCC

Về thu nhập, Thịnh cho biết, không đặt mục tiêu cụ thể hàng tháng, hàng năm phải kiếm được bao nhiêu tiền.

“Tuy nhiên, mình vẫn có những mốc về thu nhập của từng khoảng thời gian trong năm – và xin phép không tiết lộ - để cố gắng, nỗ lực bứt phá, vượt qua ngưỡng của những năm trước đó và để vươn lên trong chính công việc của mình” - Thịnh nhấn mạnh.

Với những bạn trẻ đang phân vân trước việc lựa chọn ngành học, từ những trải nghiệm của bản thân, Thịnh nhắn nhủ: “Khi đã quyết định chọn ngành, hãy bằng sự cố gắng và quyết tâm, các bạn sẽ tạo nên hành trình với những cột mốc đáng nhớ. 

Thông qua những trải nghiệm thú vị trong thời gian học đại học, kể cả những khó khăn, thậm chí là vấp ngã, các bạn sẽ có được những bài học lớn hơn làm hành trang để bước tiếp.

Dù sau này làm công việc yêu thích hay khởi nghiệp, mình xin chúc các bạn hoàn thành được những dự định, mục tiêu, giữ được ước mơ và khát khao để trở thành một người có ích cho xã hội. Bởi vì, chúng ta không chỉ cần tồn tại mà phải thực sự sống với đam mê, hoài bão của mình”.

Thủ khoa ngành CNTT: Lương nghìn USD từ năm 4 đại học

Thủ khoa ngành CNTT: Lương nghìn USD từ năm 4 đại học

Tháng 12/2022, Lê Nhật Tường kết thúc chặng đường bốn năm đại học và là thủ khoa đầu ra Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM với bình quân toàn khóa học đạt 9,2/10.

很赞哦!(234)