Điều chỉnh phụ tải điện, giải pháp mang tính cấp bách và lâu dài ở Việt Nam_soi kèo aegoal

Để đạt được mục tiêu tiết kiệm từ 8-10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc đến năm 2030,ĐiềuchỉnhphụtảiđiệngiảiphápmangtínhcấpbáchvàlâudàiởViệsoi kèo aegoal một trong số các biện pháp cần có sự chung tay vào cuộc của tất cả người dân đó chính là Chương trình quốc gia về Quản lý nhu cầu điện (Demand Side Management - gọi tắt là Chương trình DSM). 

Trong đó, trọng tâm chính là Chương trình điều chỉnh phụ tải điện (Demand Response - gọi tắt là Chương trình DR). Mục tiêu cụ thể là giảm công suất phụ tải đỉnh của hệ thống điện quốc gia khoảng 300MW vào năm 2020, 1.000MW vào năm 2025 và 2.000MW vào năm 2030 theo Quyết định số 279/QĐ-TTg đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Các chương trình này hiểu một cách đơn giản là khuyến khích khách hàng doanh nghiệp hạn chế sử dụng điện giờ cao điểm, chuyển sang giờ thấp điểm. Qua đó, nó góp phần giảm công suất cực đại giờ cao điểm của hệ thống điện quốc gia, loại bỏ các đỉnh phụ tải của hệ thống điện, cân đối cung - cầu, giảm áp lực cho ngành điện. 

Giải pháp này không đòi hỏi phải giảm tổng điện năng tiêu thụ trong một ngày đêm, nhưng có tác dụng to lớn là tiết giảm được vốn đầu tư vào nguồn và lưới điện cần thiết để đảm bảo đáp ứng nhu cầu phụ tải vào giờ cao điểm. 

{keywords}
Những lợi ích thiết thực của Chương trình DR

Cụ thể, theo nghiên cứu biểu đồ phụ tải hệ thống điện trong 8.760 giờ ở TP.HCM của Cục Điều tiết Điện lực (ERAV), phụ tải đỉnh của hệ thống (90-100% công suất đỉnh Pmax) chỉ xảy ra trong khoảng dưới 2% tổng thời lượng trong năm. Nghĩa là để phục vụ cho khoảng 175 giờ cấp điện đạt đỉnh, điện lực phải đầu tư hệ thống lưới điện và hạ tầng xây dựng full tải, tạo áp lực trực tiếp đến việc tăng giá thành điện.

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đơn vị này đã trao đổi với khoảng 5.000 khách hàng lớn và đến nay đã có khoảng 50% khách hàng đồng ý tham gia Chương trình DR. Theo tính toán, nếu nhóm khách hàng này tiết kiệm điện ở mức chỉ 1% thì sẽ giảm tiêu thụ điện tương ứng khoảng 700-800 triệu kWh/năm.

Tuy nhiên, do Chương trình DR mang tính phi thương mại nên hiện nay phụ thuộc lớn vào sự tự nguyện của khách hàng, khả năng điều chỉnh thời gian sản xuất của doanh nghiệp. 

Các địa phương vì thế hiện vẫn đang triển khai Chương trình DR theo hướng khuyến khích, do chưa có cơ chế đặc thù hỗ trợ khách hàng tham gia chương trình này. Chẳng hạn, theo EVN Hà Nội, tính đến hết năm 2019 đã có 165/225 khách hàng trọng điểm (tiêu thụ trên 3 triệu kWh/năm) đồng ý ký thỏa thuận Chương trình DR. Thời gian điều chỉnh tính từ 13h30 đến 15h30 hàng ngày với tổng công suất thực hiện là 54,164kW/ngày. 

Nhiều quốc gia trên thế giới hiện đã triển khai hết sức thành công chương trình này như ở Hàn Quốc hay Tây Ban Nha. Ở Hàn Quốc, khách hàng sẽ nhận được khoản hỗ trợ tài chính tương ứng với công suất thực đã tiết giảm. Còn ở Tây Ban Nha, khách hàng được chào giá cạnh tranh để được thực hiện Chương trình DR, từ đó lợi ích tiết kiệm đạt được lên tới 319 triệu Euro vào năm 2019.

Thậm chí, ở Hàn Quốc, điện lực còn giới thiệu chương trình quản lý điều hòa đến với hơn 23,5 triệu khách hàng. Tham gia chương trình này, điện lực Hàn Quốc sẽ chủ động tắt/giảm công suất điều hòa, điều chỉnh nhiệt độ khi cần thiết của khách hàng. 

Bù lại, khách hàng sẽ được trợ giá lắp đặt hệ thống quản lý điều hòa, nhận 0,29 USD cho mỗi kWh được điều khiển cắt giảm từ xa. Bởi để cung cấp điện chạy điều hòa trong giờ cao điểm, chi phí vận hành còn cao hơn cả con số 0,29 USD/kWh. 

{keywords}
Phòng quản lý điều chỉnh phụ tải điện của Hàn Quốc

Có thể nói, điều hòa là thiết bị tiêu thụ lượng điện năng lớn không chỉ đối với các hộ gia đình, mà còn trong các tòa nhà. Thống kê độc lập từ Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM và Viện KHCN Nhiệt - Lạnh, ĐH Bách khoa Hà Nội đều cho ra một kết quả chung là điều hòa chiếm ít nhất 40% điện năng tiêu thụ. Do đó, Chương trình DR tập trung vào điều hòa là một giải pháp cấp bách cần được triển khai mau chóng, đồng bộ trên khắp cả nước. 

Hiện nay, EVN và Daikin đang trao đổi giải pháp tương tự ở Việt Nam, đối tượng trước mắt là các cơ quan, nhà xưởng sử dụng hệ thống điều hòa không khí thông minh của Daikin. 

Nếu có thể điều chỉnh tự động khi khách hàng tham gia Chương trình DR, đây sẽ là giải pháp hữu hiệu mà không làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng đem lại cơ hội tiết kiệm năng lượng rất lớn bởi không cần bật điều hòa chạy bù vào giờ thấp điểm khi nhiệt độ môi trường đã mát hơn.  

Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền bổ sung kiến thức về chương trình này đến các khách hàng, EVN hiện đã có kiến nghị gửi các Bộ, ngành liên quan sớm bổ sung và hoàn thiện cơ chế pháp lý để triển khai Chương trình DR thương mại hóa, từ đó thu hút nhiều hơn nữa các khách hàng, doanh nghiệp tham gia.

Phương Nguyễn

5 quan niệm sai lầm về năng lượng gió

5 quan niệm sai lầm về năng lượng gió

Với những đặc điểm lợi thế về tính thuận tiện, giá thành và khả năng ứng dụng sâu trong thực tiễn nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm thiếu các tác động xấu tới môi trường, năng lượng gió đang được triển khai ở nhiều tỉnh thành tại Việt Nam.