Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đón tiếp và hội đàm với Chủtịch nước Trương Tấn Sang tháng 7-2012.
Đại sứ cho biết chuyến thăm tớiđây của Tổng thống Putin theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang làchuyến thăm Việt Nam thứ ba của ông Putin trên cương vị tổng thống.Điều này thể hiện sự quan tâm caocủa cá nhân Tổng thống và ban lãnh đạo cũng như nhân dân Nga trong việc thúcđẩy quan hệ với Việt Nam.
Mục đích chuyến thăm lần này củaTổng thống Putin là cùng với lãnh đạo Việt Nam điểm lại kết quả phát triển quanhệ hợp tác hai nước kể từ khi thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diệnnăm 2012 đến nay,ĐưaquanhệhợptácViệlivescore trực tiếp bóng đá thỏa thuận các biện pháp cụ thể để củng cố hơn nữa quan hệgiữa hai nước trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, hai bên sẽ trao đổivề những vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm và bàn cách tiếp tục phối hợptại các diễn đàn quốc tế quan trọng.Trong những năm gần đây kim ngạch thươngmại giữa hai nước tăng rõ rệt.
Chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm2013, kim ngạch hàng hóa giữa Việt nam và Nga đạt gần 2,5 tỷ USD, trong đó ViệtNam xuất sang Nga hơn 1,7 tỷ USD, chuyển từ nước nhập siêu sang xuất siêu đốivới thị trường rộng lớn của Nga. Nga vẫn duy trì các nhóm hàng xuất khẩu truyềnthống sang Việt Namnhư: sản phẩm dầu mỏ, kim loại, phân bón, hóa chất và máy móc. Dự báo kim ngạchsong phương năm 2013 đạt khoảng 4 tỷ USD.
Theo số liệu Cục Đầu tư nướcngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, hiện có 93 dự án đầu tư trực tiếpcủa Nga tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký gần 2 tỷ USD, xếp thứ 19 trong số cácnước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Các dự án của Nga tập trung chủyếu vào ngành dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải,bưu điện, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Và từ năm 2010 Việt Nam bắt đầu tưvào Liên bang Nga với 17 dự án, tổng vốn khoảng 2,4 tỷ USD.
Đại sứ Phạm Xuân Sơn cho biết,trong các lĩnh hợp tác kinh tế-thương mại và đầu tư giữa hai nước, hợp tác dầukhí truyền thống và then chốt đã có sự phát triển đột phá về quy mô và lĩnh vựckể từ năm 2010.
Ngoài liên doanh Vitetsovpetrotại Việt Nam, hai bên đã mở rộng phạm vi hợp tác sang cả lãnh thổ Liên bang Ngavới việc thành lập liên doanh RusVietPetro thăm dò và khai thác dầu mỏ tại Khutự trị Nhenet, miền Bắc nước Nga với lượng dầu khai thác năm 2011 là trên 1,5triệu tấn với triển vọng nâng khối lượng khai thác rất khả quan.
Đặc biệt trong khuôn khổ chuyếnthăm chính thức Liên bang Nga tháng 5/2013 của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn TấnDũng, Rosneft – tập đoàn dầu khí Nga lớn nhất thế giới hiện nay, vàPetroVietnam đã đạt nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng về thăm dò, khai thác,chế biến và tiêu thụ dầu và khí tại Nga, Việt Nam và các nước thứ ba.
Với Việt Nam, lĩnh vựchợp tác này không chỉ mang ý nghĩa kinh tế, mà còn có ý nghĩa an ninh, bảo vệtoàn vẹn chủ quyền biển đảo.
Hợp tác năng lượng điện tiếp tụcduy trì và đặc biệt có bước phát triển mới quan trọng mang tính chiến lược lâudài.
Cuối năm 2010, Việt Nam vàNga đã ký Chương trình Hợp tác năng lượng đề ra 7 hướng hợp tác ưu tiên và lộtrình triển khai hợp tác. Tiếp đó trong các năm 2010 và 2011, hai bên đã đàmphán và thống nhất hiệp định về việc Nga cấp tín dụng cho Việt Nam xây dựng nhàmáy điện hạt nhân.
Trong lĩnh vực quốc phòng, mớiđây Nga vừa bàn giao tàu ngầm hiện đại Kilo cho Việt Nam. Với quốc gia có bờ biển dàinhư Việt Nam, ngoài các chiến hạm, máy bay, tên lửa và các phương tiện hiện đạikhác, hạm đội tàu ngầm hiện đại mới này sẽ nâng tầm vị thế và đóng góp của ViệtNam cho việc giữ gìn hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở Biển Đông.
Đánh giá về triển vọng hợp táctrong thời gian tới, Đại sứ Phạm Xuân Sơn khẳng định, hai nước có nhiều lợi íchtương đồng. Việt Namđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời Liên bang Nga cũng bước vàogiai đoạn phát triển theo mô hình tăng trưởng về chất thông qua đổi mới côngnghệ, cải biến cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nguyên, nhiên liệuthô.
Tới đây Liên bang Nga sẽ tậptrung nguồn lực phát triển các ngành công nghệ hiện đại, mở ra những tiền đềthuận lợi cho hàng hóa Việt Namthâm nhập mạnh mẽ hơn thị trường Nga và các nước thuộc Liên minh Hải quan (Nga, Kazakhstan,Belarus).
Việc đẩy nhanh đàm phán để sớm kýkết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam với liên minh này chắc chắnsẽ tạo điều kiện cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam với Liên minh Hảiquan nói chung cũng như với Liên bang Nga lưu thông dễ dàng hơn.
Đại sứ Phạm Xuân Sơn khẳng định chuyếnthăm Việt Nam của Tổng thống V. Putin ngày 12-11 tới đây mang đến nhiều ý nghĩaquan trọng. Trước sự chứng kiến của lãnh đạo hai nước, hai bên sẽ ký khoảng 15văn kiện hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, năng lượng, khoa học–công nghệ, giáodục, y tế, quân sự…
Đại sứ tin tưởng vững chắc rằng,kết quả chuyến thăm và các văn kiện, thỏa thuận được trao đổi và ký kết sẽ mởra một triển vọng mới để đưa quan hệ Việt–Nga đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn,góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của mỗi nước, cũng nhưđóng góp xứng đáng vào sự nghiệp hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực vàtrên thế giới.
Đại sứ nhấn mạnh Việt Nam tiếptục coi hợp tác toàn diện theo tinh thần đối tác chiến lược toàn diện với Ngalà một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại trong giai đoạntới, trong đó hợp tác kinh tế-thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật, an ninhquốc phòng tiếp tục là những hướng ưu tiên phục vụ cho sự nghiệp xây dựng vàbảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.
Theo TTXVN