Đã bao lần,ớthờihoalửcược nhà cái tôi về với cung đường lịch sử - đường Hồ Chí Minh, đoạn từ Nam Tây nguyên đến Đông Nam bộ; nhưng mỗi lần đi, mỗi lần đến, lại mang một cảm xúc khó tả khác nhau. Và lần này, tôi lại càng thấy cay cay nơi sống mũi, khi mà các chú - những người tiên phong mở đường nói như nhắn gửi: Mấy chú đi lần này nữa thôi. Cuối rồi đó. Chú nào cũng lớn tuổi, chắc không còn cơ hội đi cùng nhau về căn cứ xưa.
Khu di tích căn cứ kháng chiến B4 với vai trò vừa là tiền tuyến vừa là hậu phương, là nơi xây dựng lực lượng cách mạng và tham gia sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiền tuyến, nay đã trở thành một địa chỉ “đỏ” của tỉnh Đắk Nông
Tình đồng chí
“Lần cuối”... quy luật tự nhiên. Khó ai tránh được mệnh trời, mà các chú thì sống qua cái tuổi “khuyến mãi” đã mấy mươi năm. Người nhỏ nhất cũng đã 77 tuổi, người lớn nhất đang nhích dần qua cái ngưỡng tuổi 95. Nhưng có đi, có đồng hành, mới thấy cái nghĩa, cái tình chân chất của các chú trọn 60 năm qua - cả cuộc đời vẫn dành cho nhau.
Xe chưa lăn bánh, chuông điện thoại đã liên tục reo. Nào là anh Năm đi tới đâu rồi?. Chuyến này có ai vắng không?... Dù nôn nao trở về căn cứ xưa, gặp lại anh em, bà con từng một thời đói rách có nhau nhưng hành trình Bình Dương - Đắk Nông như ngắn lại khi mà trên xe, hàng trăm câu chuyện, hàng trăm ký ức của một thời trai trẻ xung phong soi mở đường cứ ùa về...
Vừa qua, Hội Truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh Việt Nam tỉnh Bình Dương đã tổ chức cho các chú nguyên là chiến sĩ của Đoàn B.90 -C.200 - C.270 (các đơn vị tham gia mở đường và xây dựng cơ sở trên dọc hành lang chiến lược từ Nam Tây nguyên đến miền Đông Nam bộ để làm nhiệm vụ khai thông đường Hồ Chí Minh, đoạn từ Nam Tây nguyên đến Đông Nam bộ) đã tổ chức về thăm chiến trường xưa tại tỉnh Đắk Nông nhân kỷ niệm 60 năm thành lập lực lượng B.90 và 59 năm Ngày đường Hồ Chí Minh, đoạn từ Nam Tây nguyên đến Đông Nam bộ được khai thông, nối liền Bắc - Nam (30.10.1960 - 30.10.2019). |
Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn là Căn cứ Nâm Nung, thuộc huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. Ảnh hưởng cơn bão số 5, trời Tây nguyên mưa nhẹ, càng làm cho các chú thêm cảm xúc khó tả. Những bước chân chậm chạp, những đôi mắt nheo nheo hồi tưởng lại chuyện của 60 năm trước.
Ánh mắt xa xăm nhìn về ngọn núi Nâm Nung, chú Phạm Văn Nhường, nguyên chiến sĩ Đoàn B.90 nhớ lại: Sau 4 tháng hành quân trên con đường xa hun hút với cái điệp khúc “có đi có đến, không đi không đến” hay “đi nhanh đến trước ông mặt trời, đi chậm đến sau ông mặt trời”, Đoàn B.90 đã đến được nam Đắk Lắk an toàn. Và vùng đất Nâm Nung, chính là nơi mà 60 năm trước là điểm dừng chân đầu tiên của đoàn. Tại đây, đoàn gặp Đội vũ trang công tác Đăk Mil, hoàn thành thắng lợi bước đầu của hành trình mở đường về Nam bộ. Chú Phạm Văn Nhường nguyên là cán bộ Đoàn vũ trang tuyên truyền Sông Bé - Thủ Biên tập kết ra Bắc năm 1954. Đến 1959, chú được chọn là 1 trong số 25 cán bộ, chiến sĩ của Đoàn B.90 có nhiệm vụ về miền Nam hợp nhất với lực lượng của Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, xây dựng cơ sở và soi mở đường, vào bắt liên lạc với lực lượng cách mạng của Xứ ủy Nam bộ đã được thành lập. Hiện chú đang sống tại phường An Thạnh, TX.Thuận An.
Nối tiếp câu chuyện của chú Phạm Văn Nhường, chú Ao Sỹ, Trưởng ban liên lạc Đoàn B.90 - C.200 - C.270, kể: Sau khi Đoàn B.90 hợp nhất với Đội vũ trang công tác Đăk Mil thành Ban cán sự thống nhất chỉ đạo (mật danh là B4), đầu tháng 12-1959, các đội công tác của B4 bắt đầu triển khai xuống cơ sở. Hành trình xuyên vào vùng trắng bắt đầu. Việc mở đường khai thông hành lang chiến lược Bắc - Nam trên địa bàn Nam Tây nguyên lúc này là một nhiệm vụ chiến lược đặc biệt quan trọng nhưng vô cùng khó khăn gian khổ. Các đội phải xây dựng được cơ sở trong đồng bào dân tộc để làm bàn đạp soi đường.
Cái ôm gợi nhớ về tình đồng đội 59 năm trước
Dấu ấn...
Hôm nay trở lại Khu di tích Cây Xoài thuộc TX.Gia Nghĩa (được Chính phủ xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với Di tích lịch sử đường Trường Sơn - Hồ Chí Minh, trong đó có đoạn đi qua tỉnh Đắk Nông), những đôi mắt già ngấn lệ, giọt nước mắt lăn dài. Họ ôm chầm lấy nhau như cái ôm của 59 năm trước. Ông Hồ Minh Tư, nguyên chiến sĩ Đoàn C.200, hiện đang sống ở huyện Dầu Tiếng, nhớ lại: Lúc ấy, súng đã sẵn sàng. Nếu tôi bóp cò thì hôm nay chúng tôi không được cùng nhau chứng kiến giây phút hạnh phúc này.
Khu di tích Cây Xoài, chính là khu vực vàm sông Đak R’Tih năm xưa, nơi mà cách 59 năm trước (ngày 30- 10) đã trở thành thời khắc lịch sử của con đường Hồ Chí Minh, đặc biệt là đoạn từ nam Tây nguyên đến Đông Nam bộ. Gần một năm trời mò mẫm xây dựng từng cơ sở, “vạch lá, bẻ cò” để mở đường, Đoàn B.90 của miền Bắc và C.200 ở miền Nam đã bắt liên lạc được với nhau. Từ đây chấm dứt tình trạng chiến trường bị chia cắt, hình thành một vùng chiến lược quân sự, cửa ngõ tiến quân vào Sài Gòn, hang ổ cuối cùng của Mỹ - Ngụy, góp phần vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Nhớ tình đồng bào
Với các chú, các cô từng hoạt động ở vùng đất này đều có chung cảm nhận: Nhờ có đồng bào đùm bọc, giúp đỡ, mới hoàn thành được nhiệm vụ.
Chú Phạm Văn Nhường, kể: Những buổi đầu soi mở đường cực kỳ khó khăn. Các cán bộ, chiến sĩ bám sát dân, từng vùng rẫy, từng buôn làng, kiên trì vận động nhân dân, kêu gọi tinh thần đoàn kết dân tộc, cứu nước, cứu rừng, cứu dân tộc, giành độc lập tự do... Họ cùng ăn, cùng ở, cùng làm với đồng bào. Có người đã tự nguyện làm con nuôi trong gia đình mắc bệnh phong cùi để làm chỗ dựa công tác. Nhờ đó các cán bộ, chiến sĩ nhanh chóng tạo được tình thương yêu gắn bó với nhân dân, đem ánh sáng cách mạng đến với đồng bào. Dần dần lực lượng trung kiên nồng cốt trong các buôn làng phát triển ngày càng đông, tin cậy và vững chắc. Con đường từng bước được mở, nhích dần về Nam.
Một nghĩa tình sắt son mà những cán bộ, chiến sĩ mở đường năm xưa không bao giờ quên, còn đồng bào ghi nhớ mãi. Vì vậy, trong hành trình về với chiến trường xưa lần này, các chú, các cô còn dành thời gian và những phần quà nghĩa tình dành tặng cho họ. Gặp lại các chú mở đường năm xưa, chú K’Hoàng ở xã Nâm Nung vui mừng khôn xiết. Chú nói: “5 Sĩ, 5 Nhường nè... bạn chiến đấu của tui hồi trước. Thấy mấy ông còn sống, trở lại thăm tui, tui mừng lắm. Ráng sống thăm tui vài ba lần nữa nghen”.
Gặp nhau, biết bao nhiêu câu chuyện về một thời xây dựng cơ sở, chiến đấu ở vùng đất này lại được nhớ lại, kể lại. Rồi họ bịn rịn chia tay nhau, hẹn ngày gặp lại.
Căn nhà ở cô H’Hang, một cựu chiến binh ở xã Nâm Nung vừa mới được sửa chữa khang trang. Cô Trần Thị Thư (vợ Thiếu tướng Phùng Đình Ấm, nguyên Đoàn phó B.90), cho biết: Cả cuộc đời hoạt động cách mạng, vợ chồng cô đều gắn bó với vùng đất Tây nguyên, trong đó nhiều nhất là tỉnh Đắk Nông. Khi chú mất, chú muốn cô tiếp tục thay chú đền ơn đáp nghĩa cho vùng đất này. Vì vậy, cô luôn dành những suất học bổng cho trẻ em nghèo, xây nhà tình nghĩa cho đồng bào dân tộc thiểu số... ở nơi này.