Bảo vệ dữ liệu trong “cuộc cách mạng số 4.0”_bóng đá v-league hôm nay

Làm thế nào để đẩy nhanh quá trình trao đổi thông tin,ảovệdữliệutrongcuộccáchmạngsốbóng đá v-league hôm nay tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí đồng thời bảo vệ dữ liệu trước các xâm nhập – đó là mối quan tâm của tất cả các tổ chức, doanh nghiệp tham gia vào “cuộc cách mạng số”.

Ngày 29/05/2018, tại khách sạn Pullman, (Hà Nội), công ty HPID và hãng Thales (tập đoàn đa quốc gia của Pháp) phối hợp tổ chức hội thảo trao đổi về xu hướng của cách mạng kỹ thuật số, thực tiễn triển khai các dự án bảo mật an toàn dữ liệu. 

{keywords}
Đại diện HPID giới thiệu về các giải pháp bảo vệ dữ liệu trong thời đại cách mạng số 4.0.

 

HPID là nhà tích hợp hệ thống chuyên nghiệp tại Việt Nam. Qua nhiều năm được Thales ủy quyền là đối tác uy tín, HPID chuyên cung cấp linh hoạt các dịch vụ tư vấn, thiết kế, lắp đặt, các dịch vụ sau bán hàng, triển khai các giải pháp CNTT và hỗ trợ kỹ thuật, đặc biệt là giải pháp an ninh bảo mật.

“Chúng ta đang bước vào thời đại kỹ thuật số, và các ngành công nghiệp truyền thống như viễn thông và giáo dục văn hoá đang trải qua những biến đổi mạnh mẽ. Những ngành khác như công nghệ thông tin (IT) và các dịch vụ liên quan đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Đặc biệt, Internet đã cách mạng hoá thông tin liên lạc bởi nó loại bỏ được các hạn chế về khoảng cách, thời gian và khối lượng”, ý kiến của ông Gérard Berry, nhà nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Pháp, Trưởng khoa Khoa học máy tính và kỹ thuật số của Đại học Pháp.

Sự thay đổi to lớn do cuộc cách mạng số tạo ra đòi hỏi mỗi chúng ta phải thay đổi cách thức bảo vệ dữ liệu, các chuyên gia của hãng Thales đã giới thiệu tại hội thảo một số giải pháp mới đáp ứng nhu cầu này. Ngoài ra các chuyên giai còn cung cấp dự báo về các hiểm họa đối với dữ liệu của doanh nghiệp và xu thế mã hóa trên toàn thế giới năm 2018.
Hội thảo cũng trang bị cho doanh nghiệp cách thức xây dựng Chiến lược mã hóa dữ liệu doanh nghiệp, tăng cường bảo vệ đối với các hiểm họa từ bên trong, sử dụng chiến lược số hóa hiệu quả đối với các dự án hóa đơn điện tử, chữ ký điện tử, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, Internet vạn vật….

Hội thảo lần này còn có sự hiện diện của đại diện Hãng Thales, ông Jiro Shindo – Sales Engineering Director, Asia Pacific và ông Shaun Chen – Giám đốc kỹ thuật khu vực Châu Á.
Trả lời câu hỏi bên lề hội thảo về các giải pháp bảo mật dữ liệu trong thời đại cách mạng số, Đại diện HPID cho biết đơn vị này hiện cung cấp giải pháp bảo mật dữ liệu toàn diện, từ mã hóa dữ liệu lưu trữ nội bộ đến dữ liệu mã hóa dữ liệu trên cloud, đáp ứng các kiến trúc mã hóa dữ liệu lớp file system, lớp database, lớp ứng dụng kết hợp với giải pháp quản lý khóa tập trung, mạnh mẽ, đạt chuẩn công nghiệp. Giải pháp quản lý khóa của HPID cũng cung cấp cho khách hàng khả năng quản lý khóa cho các ứng dụng từ nội bộ cho đến các dịch vụ trên cloud theo xu thế Bring Your Own Key (BYOK).

Tại hội thảo, các chuyên gia Thales cũng dự báo về các hiểm họa đối với dữ liệu của doanh nghiệp và xu thế mã hóa trên toàn thế giới năm 2018. Theo khảo sát thì tỷ lệ vi phạm an ninh mạng toàn cầu hiện tại là 67% với tỷ lệ gia tăng lần lượt 2 năm gần đây lần lượt là 21% (2016) , 26% (2017) và dư đoán năm 2018 tỷ lệ gia tăng là 36%. Theo khảo sát lần đầu tiên của Thales, nhu cầu triển khai mã hóa đã nằm trong top 5 nhu cầu triển khai bảo mật, với 70.6% các doanh nghiệp triển khai mã hóa.

Theo các chuyên gia Thales, Việt Nam đang gặp những thách thức lớn trong hội nhập toàn cầu hóa để phát triển, đồng thời cũng mở cửa với các nguy cơ tiềm ẩn, trong đó hiểm họa an ninh mạng là vấn đề cấp thiết hiện nay. Việt Nam gặp nhiều trở ngại để triển khai các hệ thông toàn diện để bảo vệ dữ liệu trước các hiểm họa như đội ngũ chuyên gia bảo mật còn thiếu, chưa xây dựng được các chiến lược bảo mật đúng đắn, kinh phí hạn chế,…

Các chuyên gia Thales khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam nênchủ động phòng ngừa, phòng thủ trước các nguy cơ an ninh mạng bằng việc xây dựng một chiến lược bảo mật dữ liệu hoàn chỉnh, bao gồm các bước: Phân loại dữ liệu, xác định quyền truy cập dữ liệu, xác định nơi lưu trữ dữ liệu. Từ đó, mỗi đơn vị sẽ có biện pháp bảo vệ dữ liệu cho riêng mình.

Hiếu Nguyễn