Hệ thống tiếp nhận kiến nghị trực tuyến của Chính phủ đang vận hành hiệu quả_u19 torino

TheệthốngtiếpnhậnkiếnnghịtrựctuyếncủaChínhphủđangvậnhànhhiệuquảu19 torinoo Chinhphu.vn, đánh giá về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết 19-2017 về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 của Chính phủ, trong quý III/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết các cơ quan gồm Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã tích cực thực hiện Nghị quyết và đạt một số kết quả rõ ràng.

Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị cắt giảm khoảng 3.000 điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý, không hiệu quả; đồng thời kiến nghị thay đổi cách thức quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh dựa trên các nguyên tắc và thông lệ tốt của các nước OECD.

Bộ Công Thương là một trong số ít bộ đã chủ động thực hiện rà soát các điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, dự kiến cắt giảm 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh trong tổng số 1.216 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ (cắt giảm khoảng 55%).

Hiện nay, Bộ Công Thương có số lượng điều kiện kinh doanh lớn nhất, do vậy việc cắt giảm 55% số lượng điều kiện kinh doanh sẽ giảm gánh nặng đáng kể về chi phi, rủi ro và tạo cơ hội kinh doanh tốt hơn cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng thực hiện chuyển 420 mã hồ sơ trong tổng số 720 mã hồ sơ phải kiểm tra trước thông quan sang giai đoạn sau thông quan.

Việc thực hiện cắt giảm điều kiện kinh doanh và việc chuyển các mã hồ sơ phải kiểm tra chuyên ngành sang giai đoạn sau thông quan của Bộ Công Thương được kỳ vọng sẽ tạo tác động lan toả tới việc thực thi của các bộ, ngành khác.