您现在的位置是:Fabet > Cúp C1
Cần một ‘đề bài’ cụ thể cho nền tảng học trực tuyến của Việt Nam_tỷ số bóng đá sea games
Fabet2025-01-16 04:16:36【Cúp C1】2人已围观
简介Tin thể thao 24H Cần một ‘đề bài’ cụ thể cho nền tảng học trực tuyến của Việt Nam_tỷ số bóng đá sea games
Bộ trưởng Bộ TT&TT và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đều khẳng định sẽ tập trung thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo
Phần mềm nội 'thất thế' trên sân nhà
Bước vào năm học mới tiếp tục gặp học trò qua mạng vì dịch Covid-19,ầnmộtđềbàicụthểchonềntảnghọctrựctuyếncủaViệtỷ số bóng đá sea games cô Phương – giáo viên lớp 12 ở Hà Tĩnh đầy lo lắng.
“Không có ai chỉ dạy hết, năm ngoái trường cấp tài khoản Teams, nhưng năm nay không cấp nữa, nghe nói là liên quan tới tài chính. Thế nên, người nọ bảo người kia chuyển sang dùng Zoom, dùng Google Meet…, tự mày mò rồi quay clip chia sẻ cho nhau cái nào tiện, cái nào đỡ nghẽn, cái nào được miễn phí…. Bữa trước, dùng Zoom free cứ 40 phút lại bị out nhưng vẫn ổn. Mấy bữa nay Zoom nghẽn quá, tụi em lại chuyển sang Google Meet” – cô Phương kể.
Dù đôi lúc gặp phải bất tiện, song cô Phương và nhiều giáo viên thừa nhận, dùng các nền tảng ngoại để dạy trực tuyến khá dễ dàng.
Theo bà Nguyễn Hồng Hạnh, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Thái Tổ, phần lớn các trường trên địa bàn đang sử dụng Zoom bởi việc đăng nhập và thao tác sử dụng đơn giản, dễ nhớ đối với học sinh tiểu học. Còn Google Meet lại phù hợp hơn với việc dạy học của học sinh cấp THCS và THPT.
Trường Lý Thái Tổ đã từng thử nghiệm một số ứng dụng của doanh nghiệp nội song theo bà Hạnh thì “giáo viên phản hồi không hiệu quả và nhiều tiện ích như Zoom”.
Khả năng “Tương tác” có lẽ là điểm yếu nhất của các phần mềm nội hiện nay - một thầy giáo ở Hà Nội nhận xét. Thầy này dẫn chứng trong khi giao diện của Zoom hay Meet, Teams vô cùng thân thiện, đơn giản thì một số nền tảng của Việt Nam ‘ngồn ngộn’ tính năng, “tham” quảng bá thông tin, thậm chí là chèn nhiều quảng cáo.
“Cứ tưởng là nhiều tính năng là có lợi nhưng không phải, thầy cô và học sinh thực ra chỉ cần dùng 1 vài tính năng cơ bản. Quan trọng nhất là đăng nhập thuận tiện, thao tác dễ, tương tác tốt với nhau” – thầy giáo này nhận định.
Chia sẻ với VietNamNet, đại diện đối tác cao cấp của của Microsoft và Google cho biết, thị trường học trực tuyến có tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình 150% hàng tháng suốt gần 2 năm trở lại đây. Hiện thị phần hơn 80% thuộc về Zoom với 300 triệu người dùng, Microsoft Teams có 250 triệu và Google Meet có 120 triệu người dùng.
Còn ông Tô Hồng Nam - Phó Cục trưởng Cục CNTT (Bộ GD&ĐT) đưa ra số liệu, theo thống kê sơ bộ, có tới 90% các trường phổ thông dùng nền tảng Zoom. Ngoài nguyên nhân do nhu cầu học trực tuyến tăng đột biến thì còn lý do khác là các nền tảng học trực tuyến của các doanh nghiệp Việt chưa thể đáp ứng được nhu cầu.
Chưa có hệ thống công nghệ dạy trực tuyến đúng nghĩa
PGS.TS Chu Cẩm Thơ |
Theo bà Chu Cẩm Thơ (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam), những phần mềm cả của nội và của nước ngoài đang được sử dụng cho việc học trực tuyến ở Việt Nam hầu hết mới chỉ ở dạng giải pháp rời rạc, hỗ trợ “meeting” để có thể giao lưu giữa người dạy và người học; chứ không có chức năng tổng thể quản lý hệ thống và cũng không có chức năng dữ liệu và đánh giá, tương tác.
“Hoặc hệ thống quản lý học tập LMS như Teams, Google Classroom, Canvas,... lại chỉ có chức năng quản trị như các hệ quản trị thông thường, chứ cũng không quản trị theo chức năng quản trị của giáo dục và kết nối được với dữ liệu giáo dục đã được số hóa. Tức giáo dục là một hệ thống gồm các hoạt động và các chủ thể riêng biệt và đòi hỏi khi nói đến công nghệ giáo dục thì phải là công cụ chỉ để giải quyết bài toán giáo dục. Chứ không phải công nghệ yêu cầu giáo dục chạy theo nó…”.
Ngoài ra, các giáo viên hiện nay dùng Zoom, Zalo,... hầu như để “nhìn thấy mặt học sinh” chứ không thể chiếu slide hay sách điện tử, không giao bài tập và theo dõi được quá trình học tập của học sinh, cũng như học sinh không tự học, không được đánh giá tự động.
Do đó, bà Thơ nhận định chưa có hệ thống công nghệ để dạy học trực tuyến đúng nghĩa. Và nhiều bất cập trong học online mà chúng ta dễ dàng nhìn ra, có nguyên nhân từ việc này.
Cần đặt hàng cụ thể
Cô Phương, nữ giáo viên miền biển dạy lớp 12 nói, bản thân cô vừa tìm cách để bài giảng online hấp dẫn hơn, nhưng cũng luôn ‘lo ngay ngáy’, nếu dùng Meet không ổn nữa thì dùng sang nền tảng nào đây?
Trong khi đó, từ Bộ GD&ĐT, ông Tô Hồng Nam phân tích, các nền tảng học trực tuyến có máy chủ đặt ở nước ngoài, thậm chí không có đại diện ở Việt Nam. Vì vậy, khi xảy ra việc vi phạm tại Việt Nam rất khó xử lý.
Theo các chuyên gia, dù đã đưa ra nhiều giải pháp để cải thiện việc dạy học trực tuyến, ngành giáo dục vẫn đang thiếu một công cụ thực thi hiệu quả. Nếu để hàng triệu ngôi trường tự phát sử dụng những phần mềm khác nhau thì vừa tốn kém, lại vừa không kết nối.
Vấn đề đặt ra hiện nay là các doanh nghiệp Việt Nam có thể làm ra các nền tảng nhưng phải làm sao để những nền tảng đó mang đến những trải nghiệm tốt cho người dùng. |
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức (ĐH Quốc gia Hà Nội) nhận định, về lâu dài, cần xây dựng phần mềm học trực tuyến chung của Việt Nam bởi dùng phần mềm khác nhau thì không thể chia sẻ được nguồn tài nguyên về bài giảng, học liệu học trực tuyến…
Còn TS Trần Nam Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) khẳng định, các trường và giáo viên sẵn sàng sử dụng phần mềm Việt để dạy học trực tuyến, tuy nhiên nhà cung cấp cần cải tiến để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Có thể thấy, việc các phần mềm học trực tuyến được phổ cập tại Việt Nam sẽ đi đến câu chuyện thu thập dữ liệu, nắm bắt nhu cầu người dùng và từ đó hệ sinh thái của các nền tảng này sẽ ngày càng được mở rộng.
Với công cuộc chuyển đổi số, dù không có “cú huých Covid-19”, hình thức học trực tuyến vẫn sẽ phát triển bởi tính tiện lợi của nó. Do đó, nếu các sản phẩm “Make in Vietnam” không sớm vào cuộc từ việc có sản phẩm đến phát triển, tạo ra nhiều người dùng để chiếm thị phần trên sân nhà thì vừa để tuột cơ hội, vừa mất dần thị phần.
Thời gian qua, Chính phủ và Bộ TT&TT đã đưa ra nhiều chính sách để tạo thị trường và thúc đẩy phát triển các sản phẩm công nghệ số. Trong đó, có chiến lược “Make in Vietnam” và chuyển đối số quốc gia, nhiều giải thưởng để khích lệ doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm, giải pháp Giải thưởng Make in Vietnam, Viet Solutions… Bộ TT&TT cũng đang đẩy mạnh các giải pháp để thực hiện mục tiêu hết năm 2021 sẽ không còn điểm lõm sóng. Trước năm 2025 thì cơ bản mỗi hộ gia một đường Internet cáp quang siêu băng rộng. Ngoài ra, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam luôn có giá ưu đãi đặc biệt cho lĩnh vực giáo dục từ nhiều năm qua.
Qua sự kết nối của Bộ TT&TT, các doanh nghiệp công nghệ cũng đã ký kết hợp tác chiến lược với ngành giáo dục và đào tạo.
Và mới đây, tại phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội ngày 11/11, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã khẳng định việc dạy trực tuyến là công việc lâu dài ngay cả khi dịch bệnh đã ổn định. Do đó, cần đầu tư xây dựng hệ thống nền tảng cho quốc gia, chỉ khi nào nền tảng đủ mạnh thì việc dạy học trực tuyến mới đảm bảo.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng cho hay Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ TT&TT giải quyết một số việc về cơ sở hạ tầng, nền tảng học trực tuyến với sự tham gia của các tập đoàn.
Như vậy, về chính sách và cơ hội đều khá rộng mở cho các doanh nghiệp Việt chiếm lĩnh thị trường nền tảng học trực tuyến.
Vấn đề đặt ra hiện nay là các doanh nghiệp có thể làm ra các nền tảng nhưng phải làm sao để những nền tảng đó mang đến những trải nghiệm tốt cho người dùng.
Chính vì thế, cần thiết có nghiên cứu sâu sắc hơn về yêu cầu và nhu cầu đối với hệ thống công nghệ dạy học trực tuyến của các nhà quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh, để từ đó ngành giáo dục đưa ra một bài toán thật cụ thể với các doanh nghiệp công nghệ.
Bộ TT&TT đồng hành cùng Bộ GD&ĐT trong chuyển đổi số Ngày 11/11, tại nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ GD&ĐT và Bộ TT&TT đang soạn thảo tiêu chí, tiêu chuẩn cho các nền tảng học trực tuyến và sẽ tổ chức đánh giá, công bố các nền tảng đạt chuẩn. Về an toàn thông tin các thiết bị đầu cuối và nền tảng đào tạo trực tuyến, Bộ TT&TT đã chỉ đạo phát triển phần mềm tên là Visafe, hiện nay đã xong để cài vào các máy tính, điện thoại thông minh, bố mẹ có thể kiểm soát các con truy cập các trang web. “Bộ TT&TT và Bộ GD&ĐT sẽ công bố tiêu chuẩn an toàn thông tin cho các nền tảng dạy học trực tuyến để đánh giá và công bố. Chương trình chuyển đổi số quốc gia thì có ưu tiên cao cho chuyển đổi số ngành GD&ĐT. Bộ TT&TT sẽ đồng hành cùng Bộ GD&ĐT trong công cuộc chuyển đổi số có tính cách mạng này”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói. |
Nhóm phóng viên
Ý tưởng về nền giáo dục không trường lớp sau đại dịch Covid-19
Trong thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát, rất nhiều học sinh đã phải làm quen với các lớp học ảo tại nhà. Liệu trong tương lai không xa, chúng ta có thể xóa bỏ các lớp học truyền thống hay không?
很赞哦!(728)
相关文章
- Đại án Oceanbank: Ông anh họ và những phen chuyển tiền tỷ không công
- Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 14/11/2023
- Messi ghi bàn ở Iner Miami: Lionel Messi chinh phục nước Mỹ
- Bayern Munich nổ bom tấn Harry Kane
- Đại gia Ấn sắm Lamborghini Urus mầu đỏ chói chỉ gần 10 tỷ
- VTV Bình Điền Long An bùng nổ, giành vé vào chung kết
- Hơn 1.300 thầy trò F0, Nghệ An vẫn ưu tiên dạy học trực tiếp
- Giải bóng chuyền VTV9 Bình Điền:Thua tiếc nuối, VTV Bình Điền Long An phải đợi vé bán kết
- Dấu hiệu ngộ độc xyanua trên cơ thể 6 người Việt tử vong ở Bangkok
- Vợ chồng cùng chống dịch: 'Đã nhất là thấy các bệnh nhân được xuất viện'
热门文章
站长推荐
EVNGENCO 3 ủng hộ TP.HCM 700 triệu đồng chống dịch Covid
Báo Tây ca ngợi Phú Quốc là 'viên ngọc ẩn của Đông Nam Á'
Trao hơn 40 triệu đồng đến chị Phạm Thị Vui bị ung thư phổi
Người phụ nữ nghèo ở Nghệ An không có tiền khám bệnh
Uy lực 'siêu thợ săn đêm' Nga khiến phương Tây nể sợ
Lịch thi đấu bóng đá World Cup nữ 2023 hôm nay 3/8
Bayern Munich nổ bom tấn Harry Kane
Sinh viên Trường đại học Kinh tế đăng quang Hoa hậu Du lịch Đà Nẵng