Cổng dữ liệu quốc gia đã có hơn 10.600 tập dữ liệu_kqbd nữ việt nam

Cổng dữ liệu quốc gia tại địa chỉ Data.gov.vn đã được thiết lập và đưa vào vận hành để làm nền tảng,ổngdữliệuquốcgiađãcóhơntậpdữliệkqbd nữ việt nam phương tiện triển khai quản trị dữ liệu quốc gia và mở dữ liệu Chính phủ cho xã hội, cộng đồng.

Được khởi động từ tháng 8/2020, Cổng dữ liệu quốc gia là điểm đầu mối truy cập thông tin, dữ liệu trên mạng Internet phục vụ việc công bố dữ liệu mở, cung cấp thông tin về chia sẻ dữ liệu của cơ quan nhà nước. Cổng sẽ cung cấp các tài liệu, dịch vụ, công cụ, ứng dụng xử lý, khai thác dữ liệu được công bố bởi các cơ quan nhà nước.

Cổng dữ liệu quốc gia được Bộ TT&TT xây dựng với 3 thành phần chính gồm: Cung cấp hiện trạng dữ liệu của các cơ quan nhà nước, thúc đẩy chia sẻ dữ liệu trong nội bộ cơ quan nhà nước; Cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật, công nghệ và kỹ thuật hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu cho Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; Nền tảng để các cơ quan nhà nước, bộ, ngành, địa phương cung cấp dữ liệu mở, các công cụ, tiện ích phần mềm của mình trên Cổng.

Đối với dữ liệu mở, Cổng dữ liệu quốc gia chia 12 nhóm chủ đề gồm: Nông nghiệp; kinh tế, thương mại; giáo dục; y tế; lao động; môi trường; tài chính; năng lượng, cơ sở hạ tầng; xã hội; công nghệ; địa phương. Tính đến nay, Cổng dữ liệu quốc gia có hơn 10.605 tập dữ liệu. Trong đó, chủ đề có nhiều tập dữ liệu nhất lần lượt là xã hội với 9.989 tập dữ liệu, công nghệ (117), lao động (109), giáo dục (97).

Các cơ quan cung cấp dữ liệu nhiều nhất là Đại học Quốc gia Hà Nội với 10.045 tập dữ liệu, tiếp đến là Bộ TT&TT với 142 tập dữ liệu, Bộ LĐTB&XH (107), Bộ GD&ĐT (97), Bộ Y tế (65), Bộ TN&MT (50).

Về định dạng, các bộ dữ liệu chủ yếu cung cấp dưới dạng PDF với 9.537 tập dữ liệu, chiếm hơn 94,9%. Như vậy, các tập dữ liệu có định dạng thuận tiện cho việc sử dụng, khai thác chỉ hơn 500 tập. Xét ở góc độ nội dung, chất lượng và định dạng của dữ liệu, Cổng dữ liệu quốc gia vẫn còn nhiều hạn chế.

{keywords}
Bộ TT&TT đang xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục dữ liệu mở của cơ quan nhà nước ưu tiên triển khai (Ảnh minh họa: Internet)

Với việc triển khai dữ liệu mở của các bộ, ngành, địa phương, theo Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, một số bộ, tỉnh đã có chủ trương cũng như xây dựng cổng dữ liệu mở. Đơn cử như, Cổng dữ liệu mở TP.HCM tại địa chỉ opendata.hochiminhcity.gov.vn; Hệ thống dữ liệu mở tỉnh Thừa Thiên Huế tại địa chỉ data.thuathienhue.gov.vn; Cổng dịch vụ dữ liệu của thành phố Đà Nẵng tại địa chỉ congdulieu.vn...

Bộ TT&TT đánh giá, việc xây dựng và vận hành các cổng dữ liệu mở nêu trên là nỗ lực đáng ghi nhận của các địa phương. Tuy nhiên, số lượng, tính đa dạng cũng như chất lượng của các tập dữ liệu vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện.

Để việc cung cấp dữ liệu mở được triển khai có chất lượng, Bộ TT&TT đang phối hợp với các cơ quan xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục dữ liệu mở của cơ quan nhà nước ưu tiên triển khai.

Theo dự thảo này, Bộ TT&TT đề xuất 137 loại dữ liệu mở chia thành 14 nhóm chủ đề chính gồm: Giáo dục, CNTT và truyền thông, giao thông vận tải, khoa học, kinh tế, lao động, môi trường tài nguyên, nông nghiệp, tài chính, văn hóa du lịch, xã hội, xây dựng, y tế sức khỏe và chủ đề khác.

Cùng với đó, Bộ TT&TT đề xuất các nội dung mà các bộ, ngành, địa phương cần làm nhằm thúc đẩy việc cung cấp dữ liệu mở.

Cụ thể, các bộ, ngành, địa phương cần ban hành danh mục dữ liệu mở của cơ quan nhà nước, xây dựng kế hoạch và triển khai công bố dữ liệu mở của cơ quan nhà nước trong phạm vi quản lý của mình; chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan kết nối, cập nhật dữ liệu với Cổng dữ liệu quốc gia và Cổng dữ liệu cấp bộ, cấp tỉnh; bảo đảm việc cung cấp, kết nối dữ liệu thường xuyên, an toàn theo quy định pháp luật; khuyến khích cung cấp các dữ liệu với định dạng máy có thể đọc được, chia sẻ dưới dạng dịch vụ giao diện lập trình ứng dụng (API)...

Vân Anh

Chia sẻ, mở dữ liệu trong cơ quan nhà nước còn hạn chế

Chia sẻ, mở dữ liệu trong cơ quan nhà nước còn hạn chế

Một trong những tồn tại của công tác xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số thời gian vừa qua, theo đánh giá của Bộ TT&TT, là việc chia sẻ, mở dữ liệu trong cơ quan nhà nước còn hạn chế.