Những lời nhận xét “bá đạo” trong bài kiểm tra của cô giáo_lịch thi đấu cúp quốc gia tây ban nha

- Các bài kiểm tra trở nên gần gũi và nhiều ý nghĩa hơn với học sinh ngoài điểm số với những lời phê thú vị “Tiếc quá! Hờn phép trừ”,ữnglờinhậnxétbáđạotrongbàikiểmtracủacôgiálịch thi đấu cúp quốc gia tây ban nha “Đôi khi nhanh quá lại thiệt, cần đọc hướng dẫn trước khi hạ bút”, “Chép nhầm đề, hờn cả thế giới”, “Chấm bài cho cô, tôi muốn tăng xông vì bài 2a”,…

Đó là những lời phê mà học sinh thích thú nhận được ngoài điểm số từ những bài kiểm tra của cô giáo Nguyễn Thị Như Huyền (giáo viên dạy Toán của Trường THCS Quang Trung, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng).

{keywords}
 

Không chỉ có điểm số hay những dòng lời phê cụt lủn, những bài kiểm tra từ cô giáo Huyền luôn kèm theo những dòng nhận xét ấn tượng, đầy cảm xúc và pha cả chút hài hước.

“Chép nhầm đề, hờn cả thế giới”, “Tiếc quá! Hờn phép trừ”, “Đôi khi nhanh quá lại thiệt, cần đọc hướng dẫn trước khi hạ bút”, “Hic, giận dấu >, < quá nha, tại mày tao bị trừ điểm”, “Chấm bài cho cô, tôi muốn tăng xông vì bài 2a”,… là một trong những lời phê đáng yêu và “đốn tim” học trò.

{keywords}
 

Hay với những bài kiểm tra mắc những lỗi nhỏ là lời nhận xét: “Bẩn không bao giờ hoàn hảo. Lần sau nhớ viết chữ đẹp hơn”, , “Con đọc kỹ đề là được 10 điểm rồi”, “Tiếc quá, lần sau cẩn thận hơn”,…

Với những bài kiểm tra điểm kém, cô Huyền dành những lời phê để các học sinh không quá buồn và thấy có sự chia sẻ: “Đường chinh phục đỉnh cao luôn gặp chướng ngại vật, cố gắng vượt qua nha. Cô tin em làm được”, “Con cần cố gắng thật nhiều nhé”, “Cô rất buồn, con đi học cần chú ý hơn”,…

Và với những bài kiểm tra đạt điểm 10 là những lời khen rất ấn tượng: “Thật sung sướng”, hay “Hazz, hú hồn mấy vết xóa”, “Oh yeah! Hôm nay có đứa cười rách cả miệng”,…

{keywords}
 

Chia sẻ với VietNamNet, cô Huyền cho biết, cô dành thêm thời gian cho những lời phê tưởng chừng “vô thức” trong các bài kiểm tra với mong muốn tâm lý đón nhận điểm bài kiểm tra của học sinh không quá căng thẳng.

“Bởi trước nay, môn Toán đối với học sinh là những con số và phép tính có phần khô khan, tôi muốn thêm những lời phê pha chút hài hước để học sinh tiếp cận môn học này một cách nhẹ nhàng hơn, tiếp thu kiến thức nhưng bớt căng thẳng”, cô Huyền nói.

Cô Huyền cho hay, trước đây chị cũng nhiều năm viết vào ô dành cho lời phê nhưng chỉ theo kiểu đúng chuẩn mực như “Tốt” hoặc “Có cố gắng”,… thì cảm giác lời phê bị đóng khung, cứng nhắc và ít cảm xúc.

“Và khi trả bài kiểm tra thì các con cũng chỉ quan tâm đến điểm số. Trước đây trong một lần trả bài cho một học sinh bị điểm thấp, tôi thấy em rất buồn. Trong bài kiểm tra đó, ngoài chấm điểm, tôi phê  là “Học yếu, phải cố gắng hơn”. Sau đó tôi suy nghĩ có lẽ lời nhận xét của mình là một sự áp đặt và tạo tâm lý nặng nề lên học sinh”.

Và cô Huyền cảm nhận những lời phê dạng “đúng chuẩn mực nhưng chỉ cho có” cũng không mang lại mấy hiệu quả. Cô Huyền cho biết bản thân hiểu ra rằng muốn dạy được kiến thức cho học trò thì trước tiên phải gần gũi và hiểu các em. “Bởi các em có yêu thích mình và giờ dạy của mình thì mới tiếp thu những kiến thức mà mình truyền đạt.”

Từ đó, cô thay đổi suy nghĩ về cách tiếp cận học sinh.

“Trước đây bản thân tôi không nghĩ những bài kiểm tra đó có thể làm thay đổi được kết quả học tập mà chỉ đơn thuần đánh giá. Sau khi nhận ra những tín hiệu tích cực từ những lời phê thì tôi đã tìm cách để những lời phê vui hơn, hài hước hơn”.

{keywords}
Cô giáo Nguyễn Thị Như Huyền cùng học sinh của mình.

Theo cô Huyền, với những lời phê này,  các học sinh đã đón nhận một cách rất hào hứng và tâm lý thoải mái hơn. Đặc biệt, cô trò trở nên gần gũi hơn.

Tuy nhiên, cô Huyền cho rằng những lời phê cũng cần phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi. “Đang được phân công dạy khối lớp 6, tôi dùng những ngôn ngữ phù hợp với lứa tuổi vẫn còn trẻ con, dễ thương. Với các khối lớp cao hơn thì cần ngôn từ khác phù hợp hơn”.

Cô Huyền thừa nhận việc viết những lời phê như thế này chắc chắn sẽ mất thời gian hơn so với chỉ chấm bài thông thường. Tuy nhiên, sẽ không nhiều nếu hiểu rõ từng học sinh.

“Tôi nghĩ thời gian mất thêm là không đáng kể, bởi khi mình đã tiếp cận từng ngày và hiểu các học sinh thì khi viết lời nhận xét cũng rất nhanh. Tôi viết theo cảm nhận thật sự mà không cần mất quá nhiều thời gian để suy nghĩ nhận xét như thế nào phù hợp với tình trạng học tập và tính cách của từng học sinh”.

“Mà nếu có mất thêm một chút thời gian nhưng đổi lại lời phê có ý nghĩa với học sinh thì tôi vẫn sẽ tiếp tục làm”, cô giáo dạy Toán cười tươi.

Thanh Hùng

 

Bài kiểm tra bí mật cho cậu học trò kiêu ngạo

Bài kiểm tra bí mật cho cậu học trò kiêu ngạo

Nếu xét lại, rõ ràng thầy đã không công bằng giữa tôi và các bạn khác. Nhưng nếu thầy không cho cơ hội mà bêu gương trước lớp, có lẽ tôi đã không thay đổi như bây giờ.