Anh thợ cắt tóc vào rừng cao su dựng nhà lá, nấu ăn ngon, nhiều người hâm mộ_bong da ty le
Xây nhà lá sống giữa rừng cao su
Đồng Hao là nghệ danh mà Trần Văn Hiền (26 tuổi,ợcắttócvàorừngcaosudựngnhàlánấuănngonnhiềungườihâmmộbong da ty le tỉnh Bình Phước) đặt cho mình từ lúc làm video đăng tải trên các nền tảng xã hội.
Trước khi sống tối giản, Đồng Hao làm nghề cắt tóc, thu nhập chỉ đủ lo thân. Đại dịch Covid-19 ập đến, Hao thất nghiệp, cuộc sống xáo trộn. Thế nhưng, chàng trai trẻ vẫn lạc quan: “Đó là cơ hội cho tôi sống chậm, trở về thời thơ ấu”.
Việc đầu tiên để trở về tuổi thơ của Đồng Hao là dựng căn nhà nhỏ, đơn sơ giữa rừng cao su. Căn nhà có kiểu dáng nhà lá của người Nam Bộ xưa. Cột, kèo làm bằng gỗ, mái lá, vách đất.
Đồng Hao mua gỗ của hàng xóm và các xưởng mộc trong vùng. Lá lợp mái mua ở miền Tây, thuê người chở về Bình Phước. Vách làm bằng đất trong vườn.
Được anh chị em trong nhà góp sức, căn nhà tuổi thơ của Đồng Hao hoàn thành trong vòng một tuần. Làm xong nhà, Hao dọn đến đây sống một mình.
Ban đầu, người dân xung quanh cho rằng chàng trai trẻ gàn dở, bỏ cộng đồng vào rừng cao su sống cô độc. Thế nhưng, về sau, mọi người hiểu và thích thú với cách sống hòa hợp thiên nhiên của Đồng Hao.
Đồng Hao cho biết: “Tôi là người hướng nội, không thích cuộc sống quá ồn ào. Tôi vui vẻ và hạnh phúc nhất khi được sống ở nông thôn”.
Đồng Hao thích nuôi gà, vịt, trồng các loại rau củ quả, tận hưởng sự thay đổi của từng mùa trôi qua trên đất quê.
Xung quanh nhà, Đồng Hao trồng các loại rau theo mùa. Hiện tại, mưa nhiều nên vườn có đủ loại rau muống, mồng tơi, cà, mướp hương…
Với chàng trai này, mỗi mùa đều có sự thú vị riêng, mùa nắng lội sông bắt ốc, mùa mưa vào rừng hái rau, nấm…
Ngoài ra, Đồng Hao còn trồng thêm chanh, tắc, quýt đường, sim rừng, vú sữa, cóc… làm bóng mát để nuôi gà.
Sáng quay video, tối cạo mủ cao su
Cuộc sống thuận theo tự nhiên của Đồng Hao cứ như thế trôi qua một cách trong trẻo, dễ chịu. Hơn 2 năm sống giữa rừng cao su, vô số trải nghiệm thú vị giúp Hao sống tích cực, yêu đời và kiên nhẫn hơn.
Để lan tỏa điều đó, Hao chụp ảnh, quay video giới thiệu món ăn, con người, thiên nhiên quê nhà trên các nền tảng xã hội.
Đồng Hao tâm sự: “Tôi thích chia sẻ không khí ở làng quê đến người xem gần xa. Tôi biết rằng ở ngoài kia, nhiều người đi xa ước ao được về quê hoặc có người muốn biết cuộc sống ở nông thôn. Thế nên, tôi chăm chút từng thước phim mộc mạc, chân phương gửi đến mọi người”.
Bên cạnh công việc sáng tạo nội dung, Đồng Hao còn làm thêm nhiều việc khác. Hàng ngày, đúng 2h sáng, Hao thức dậy, vác đồ nghề đi cạo mủ cao su.
Cạo đến 5h sáng, Đồng Hao nghỉ ngơi, chờ đến 8h30 để trút mủ cao su. 11h30, Hao lại tiếp tục quay video hoặc vào rừng hái măng, nấm…
Quê của Đồng Hao có 3 loại nấm phổ biến, gồm nấm mối, nấm trứng gà và nấm tràm. Đó là những loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người yêu thích nên bán rất được giá.
Đồng Hao cho biết, nấm mối có giá từ 300.000 – 500.000 đồng/kg, nấm trứng gà khoảng 80.000 đồng/kg, còn nấm tràm 60.000 đồng/kg.
Đến mùa nấm trứng gà, nấm tràm, khoảng 6-7h sáng, Đồng Hao tranh thủ vào rừng hái. Đó là thời điểm nấm mọc nhiều và dễ nhìn thấy.
Còn muốn hái được nấm mối, Đồng Hao thường phải vào rừng ban đêm. Lúc đó, nấm mối búp mới mọc nhiều.
Đồng Hao kể, vào mùa nấm, các cánh rừng dầu, sao, tràm, cao su… đều tấp nập người đi hái nấm. Mọi người nói cười rôm rả bất kể ngày đêm.
Những video quay lại cảnh Đồng Hao đi hái nấm được nhiều người xem yêu thích. Đa số để lại bình luận dễ thương, khích lệ chủ kênh làm thêm video về ẩm thực đồng quê. Điều này trở thành động lực, thôi thúc Đồng Hao thực hiện thêm nhiều video thật hay và ý nghĩa.
Từ đây, cuộc sống dễ thương qua từng video không chỉ mang đến thu nhập cho Đồng Hao mà còn lan tỏa lối sống tích cực, yêu thiên nhiên.
Ảnh: Nhân vật cung cấp