TheêmmộtquốcgiachâuÂucânnhắcloạiHuaweikhỏimạnglướkq net 100 ngàyo Reuters, Chính phủ Na Uy hiện đang thảo luận các biện pháp giảm thiểu những điểm yếu tiềm tàng trong ngành công nghiệp viễn thông nước này trước khi bước vào công cuộc nâng cấp.
Hiện, nhà mạng Telenor của Na Uy do nhà nước kiểm soát, có 173 triệu thuê bao trên khắp 8 nước châu Âu và châu Á, đã ký hợp đồng lớn đầu tiên với Huawei vào năm 2009. Đây là một thỏa thuận mở đường cho sự mở rộng toàn cầu của tập đoàn công nghệ Trung Quốc trong việc thử nghiệm mạng 5G.
Telenor và đối thủ Telia hiện đang sử dụng thiết bị 4G của Huawei tại Na Uy và đang thử nghiệm thiết bị của tập đoàn công nghệ này cho hệ thống 5G.
Huawei tiếp tục bị các quốc gia châu Âu nghi vấn về an ninh mạng |
Tuy nhiên, Bộ trưởng Tư pháp Na Uy Tor Mikkel Wara nói với Reuters bên lề một hội nghị doanh nghiệp hôm 9/1 rằng: "Chúng tôi có chung sự quan ngại như Mỹ và Anh về hoạt động do thám nhằm vào các chủ thể tư nhân hoặc nhà nước tại Na Uy. Đây là vấn đề ưu tiên hàng đầu".
Khi được hỏi liệu có biện pháp cụ thể nào để áp dụng với Huawei hay không ông Wara nói: "Có, chúng tôi đang xem xét quá trình thực hiện ở các quốc gia khác, trong đó có Mỹ và Anh".
Trong khi đó, một nhân viên mạng của Huawei ở Na UY cho Reuters biết, Huawei luôn công khai, minh bạch và sẵn sàng hợp tác để chứng minh rằng sản phẩm của Huawei an toàn cho mạng 5G ở Na Uy.
Trước đó, hồi tháng 8/2018, ông Donald Trump đã ký một dự luật cấm chính phủ Mỹ sử dụng thiết bị của Huawei và cân nhắc việc đưa ra sắc lệnh hành pháp tương tự, cấm các công ty MỸ sử dụng thiết bị của tập đoàn công nghệ này.
Nhà Trắng cũng kêu gọi các đồng minh không sử dụng thiết bị của Huawei khi xây dựng mạng 5G. Huawei bị chính phủ Mỹ liệt vào danh sách đen từ năm 2012 sau khi Quốc hội Mỹ cáo buộc tập đoàn công nghệ này đe dọa an ninh quốc gia.
H.N. (tổng hợp)
Huawei kiện một công ty Mỹ về vấn đề bản quyền
Thông tin từ một công ty Mỹ InterDigital cho biết, Huawei vừa đệ đơn kiện hãng này tại Trung Quốc.