Bức thư gửi lại người đang sống_rio ave đấu với benfica

 (Tiếp theo và hết)

Ông Trí đứng bật dậy nhìn chăm chú vào ba bộ xương như tìm ở đó một cái gì làm Văn ngừng đọc ngó lên. Rồi ông lại ngồi xuống,ứcthưgửilạingườiđangsốrio ave đấu với benfica nói:

- Sao có những cái chết đẹp đẽ sáng ngời như vậy. Và lại cũng có sự sống không còn lợi ích gì, vẫn sống? Ôi, giá trị thực của cái chết và cái sống - ông Trí chầm chậm lắc lắc cái đầu - như vậy đó!

Bộ đội Sư đoàn 9 tấn công giải phóng Chi khu Quân sự Trị Tâm lúc 9 giờ 40 phút ngày 12-3-1975. Ảnh tư liệu Bảo tàng Quân đoàn 4

Một phút im lặng, Gió rừng lao xao.

Văn lại đọc tiếp:

“Nhìn cảnh vật xung quanh sao mà đẹp lạ. Màu xanh lá cây không phải chỉ một màu đơn điệu mà thành nhiều màu sắc xanh đậm, xanh lợt, có ánh nắng mặt trời chiếu rọi, nó sáng tươi lên, có gió thổi vào, lung tung thay đổi thật là ngoạn mục. Quanh chúng tôi đều như vậy, nó lại nằm trên một nền đất đá nhiều màu sắc xám, đỏ, vàng với những hòn sỏi trắng xinh xinh. Trời cao vời vợi, lất phất những áng mây cũng muôn màu, muôn sắc. Gió dịu dàng mơn man cành lá, vuốt ve chúng tôi. Vài con chim từ đâu bay lại, chuyền từ cành này sang cành khác, hát lên những điệu hát thánh thoát yêu đời. Sao mà trìu mến quá, ôi cảnh vật của đất trời, của con người muôn thuở. Rồi ký ức lần lượt trở về trong chúng tôi. Chúng tôi lôi hết đoạn này đến đoạn nọ của đời mình ra mà nói cho nhau nghe. Nhớ biết bao đến các đồng chí trong đơn vị. Những hình ảnh của bạn bè, đồng đội cực khổ luyện tập, hành quân, dũng mãnh xung phong trên trận địa, quây quần bên nhau trên một khóm rừng, chuyện trò hàn huyên trên các chiếc võng. Cái gì cũng đẹp đẽ, cũng nhớ, cũng thương. Rồi trở về làng xưa, phường cũ. Bà con ta thế nào rồi, đã qua cảnh làm ăn vất vả? Còn mẹ, vợ con ta giờ đây có đỡ lo chạy từng miếng cơm, manh áo, có phải chịu đựng nặng nề những cuộc càn quét, ném bom của quân man rợ. Rồi anh rồi em, không biết đã có vào du kích? Có bao giờ họ được về đoàn tụ quanh bếp lửa của gia đình? Ước gì trên mặt đất này không còn cảnh chiến tranh tàn phá. Ước gì ở thế gian này đều là bạn thân thương.

Phân đội ĐKZ Sư đoàn 9 nổ súng tiêu diệt M113 của Mỹ ở Bàu Bàng tháng 11-1965. Ảnh tư liệu Bảo tàng Quân đoàn 4

Vũ, quay nhìn về phương Bắc, nói: “Bố ơi! Suốt đời bố lao động cực nhọc! Ngày còn rời trường Đại học Bách khoa Hà Nội, sau mới 3 năm kỳ cục ở đấy, tình nguyện vào Nam chiến đấu, bố vừa thương, vừa đồng tình nhưng dặn: “Chiến đấu xong về học tiếp nghe con! Đời bố, đời ông có đâu dám mơ đại học”. Giờ thì con xin lỗi bố, không thực hiện được lời bố dặn. Dành cho các em con, các cháu nhỏ của xóm làng vậy”.

Chí thì lờn tuổi hơn Vũ, đã có người yêu ở quê nhà. Anh khoe: “Cả nhà mình đều là du kích đấy! Mẹ mình... rồi mắt anh nhìn xa xăm... đã già rồi nhưng vẫn đứng vững khi anh mình hy sinh ở trận Vạn Tường. Bây giờ đến mình, chắc chắn mẹ vẫn dũng cảm, mẹ nhỉ. Còn Hương của mình, khi chia tay nhau Hương thách thi đua giết giặc với mình. Anh chịu thua em rồi, Hương của anh...”.

Mỗi người là một tâm tình. Tôi thì cha mẹ mất sớm. Tôi thương vợ, thương con. Ôi bàn chân con mũm mĩm thật là xinh, ngày nay hẳn đã cứng cáp. Vợ tôi: Trâm, trong đội nữ biệt động Sài Gòn đã hẹn, ngày tôi ra khu xin vào chủ lực: Bao giờ chủ lực các anh đánh về thành, biệt động chúng em sẽ đánh kết hợp thật đẹp. Trâm ơi! Em gánh vác thêm nhiệm vụ của anh từ đây em nhé, con lớn sẽ thay anh nếu giặc vẫn còn”.

Ôi, giờ đây sao mà nhớ thương da diết bao người ruột thịt họ hàng, đồng chí, đồng đội, bạn bè hàng xóm. Tha thiết làm sao với từng vùng đất đã sống và chiến đấu, với bà con đã đùm bọc từng lon gạo hũ mắm... viết làm sao hết cho mọi người, về mọi thứ.

Nhưng rồi các bạn giục kết thúc lá thư đi thôi. Thời gian không chờ chúng tôi nữa. Chúng tôi đã cảm thấy sắp đến giờ phải từ giã cõi đời này rồi. Trước khi ra đi thơ phải được bảo quản cẩn thận để tránh thời gian mưa nắng phủ phàng. Thơ. Thơ phải về với tay những người đang sống.

Các bạn muốn nhắn nhủ quá nhiều điều làm sao mà viết ra hết được. Nhất là lúc mà tử thần đang đứng đợi trên đầu võng chúng tôi. Sao mà trước khi chết, ý kiến về cuộc sống lại phong phú dồi dào đến thế. Hỡi người đang sống đừng bỏ qua những trăng trối đầy nhiệt tình của chúng tôi trước lúc từ giã cõi trần.

Nếu lá thư này được về với đồng đội chúng tôi trong Trung đoàn BG Quân giải phóng miền Nam hay một đơn vị bạn nào đó đi qua đây, xin chuyển lên giùm cấp trên.

Tiểu đội Giải phóng quân chúng tôi trong Trung đội “Ký Con” đã hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi mong được ghi nhận rằng chúng tôi đã từng sống, chiến đấu và đã chết trong một mùa xuân giữa đất trời như trăm ngàn cái chết của những người Việt Nam chân chính cho Tổ quốc và dân tộc sống còn.

Còn như chúng tôi được phát hiện muộn hơn sau 5 - 10 năm - tự do quý giá, thì xin cho chúng tôi - gởi đến những người đang sống, sống đúng ý nghĩa của nó, trong một thời đại vinh quang, lời biết ơn sâu sắc vì các bạn đang làm cho cái chết của chúng tôi giữ được đầy đủ ý nghĩa. Các bạn đang lao động quên mình cũng như chúng tôi đã chiến đấu quên mình, cho đất nước ta ngày nay tươi đẹp, cho dân ta ngày càng ấm no hạnh phúc, cho xã hội ta ngày càng dân chủ, công bằng.

Hay trong trường hợp đến 50 - 100 năm sau, thư này mới tới những người, có thể gọi là thế hệ mai sau, thì cho phép chúng tôi gởi lời chào xã hội chủ nghĩa, cho phép chúng tôi bày tỏ vui mừng tuyệt diệu vì hạnh phúc và hòa bình đang tràn ngập hành tinh chúng ta mà chúng tôi trở thành những hạt bụi có ích - Và hơn nữa nếu được, cho chúng tôi gởi lời chào niềm nở nhất đến những con người ở các vì sao xa xôi, những người bạn mới giữa các hành tinh.

Mùa xuân giữa rừng miền Đông Nam bộ.

Vũ - Chí - Dũng.

Ghi chú: Vũ và Chí của tôi đều đã đi rồi khi tôi viết những dòng cuối cùng này. Trước khi ký ba chữ Vũ - Chí - Dũng, tôi nhìn lên mặt hai bạn: Một vẻ bình thản thần diệu đẹp như mặt nước hồ thu trong trẻo êm đềm và bầu trời cao xanh sáng tuyệt vời, nét mặt các bạn tươi thắm như mỉm cười tựa các thiên thần trong giấc ngủ. Nó đã động viên tôi hoàn thành việc bảo quản bản viết với chút sức tàn gắng gượng. Rồi tôi sẽ nằm ngay ngắn trên võng y như các bạn, noi gương các bạn lòng thanh thản và tự hào đi vào cõi mông lung vô tận”.

22-12-1984.

Cố Thượng tướng TRẦN VĂN TRÀ