Thủ tướng yêu cầu hiểu đúng và không làm suy giảm tinh thần Chỉ thị 16_soi kèo 88

Mục tiêu đưa ra là không để vỡ trận,ủtướngyêucầuhiểuđúngvàkhônglàmsuygiảmtinhthầnChỉthịsoi kèo 88 lây lan ra cộng đồng ở mức độ cao có thể dẫn đến phá vỡ hệ thống cơ sở vật chất phòng, chống dịch.

Phát biểu tại phiên họp của Thường trực Chính phủ chiều 3/4 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, không làm suy giảm tinh thần chỉ đạo tại Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ mà cần tiếp tục thực hiện nghiêm.

thu tuong yeu cau hieu dung va khong lam suy giam tinh than chi thi 16  hinh 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nhiều bộ, ngành thực hiện tốt, sáng tạo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Việc khoanh, tìm, xử lý các ổ dịch được triển khai tốt. 

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho biết, một số địa phương còn máy móc, hiểu không đúng nghĩa dẫn đến vận dụng sai. Thủ tướng nêu rõ, tinh thần là phải thực hiện quyết liệt cách ly xã hội, không được trần trừ và không lo ảnh hưởng kinh tế. Mục tiêu đưa ra là không để vỡ trận, lây lan ra cộng đồng ở mức độ cao có thể dẫn đến phá vỡ hệ thống cơ sở vật chất phòng và điều trị bệnh. Do vậy phải chốt chặt nguồn lây lan từ bên ngoài, khoanh chặt các ổ dịch bên trong.

Thủ tướng sẽ ký văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện Chỉ thị 16

Nhấn mạnh cả hệ thống chính trị đang nỗ lực trong giai đoạn “vàng” ngăn chặn dịch bùng phát, Thủ tướng nêu rõ, đây là giai đoạn cần huy động tổng lực phòng, chống Covid-19. 

"Các đồng chí biết tình hình thế giới đang rất phức tạp, số ca dương tính tăng rất nhanh, ở Mỹ ở châu Âu, tình trạng đang rất khó khăn. Nếu chúng ta không cương quyết, không thực hiện một cách nghiêm túc nhất chủ trương của Đảng, Nhà nước, mắc bệnh chủ quan, thì dịch sẽ lây lan trong cộng đồng. Phải có những biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn, thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đặc biệt là những Chỉ thị gần đây của Chính phủ. Không làm suy giảm tinh thần Chỉ thị, nhất là Chỉ thị 16 vừa được ban hành. Phải tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ các cấp, ngành. Ngay tối nay, Thủ tướng sẽ ký văn bản hướng dẫn cụ thể hơn để một số tỉnh còn có nhận thức chưa đúng hiểu và vận dụng" - Người đứng đâu Chính phủ nhấn mạnh.  

Trên tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 cần xây dựng phương án phòng, chống dịch lan rộng để chủ động, không để rơi vào tình trạng bị động, lúng túng.

Thủ tướng nhấn mạnh: "Trong công tác phòng, chống Covid-19, vấn đề tiếp tục đẩy mạnh phát hiện sớm, phát hiện các ca trong cộng đồng thì cần phát hiện sớm để khoanh vùng dập dịch. Xã hội chậm lại nhưng những người làm công tác phòng chống dịch, các lực lượng, chính quyền các cấp, đặc biệt là ngành y tế phải tăng tốc tăng tốc hơn nữa, tiếp tục quyết liệt hơn nữa mới có thể ngăn chặn tình trạng lây lan nếu có một người lây nhiễm dương tính tiếp xúc trong cộng đồng. Yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tập huấn chăm sóc, các phương án điều trị, nhất là chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản tình huống xấu trong toàn quốc. Chuẩn bị sẵn sàng kịch bản rõ ràng kỹ lưỡng phương án bệnh viện dã chiến".

Tại phiên họp, Thủ tướng vui mừng thông tin là dù có trên 230 ca dương tính thì đã có 85 ca đã được chữa khỏi. Cùng với việc dự trữ hàng hóa thiết yếu dư giả, dồi dào, Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ quyết tâm bảo vệ đời sống của nhân dân, không để những diễn biến phức tạp về thị trường và an ninh trật tự tác động tiêu cực đến đời sống của người dân. Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương hết sức quan tâm đến an sinh xã hội, đảm bảo hàng hóa thiết yếu, điện, nước và các nhu cầu hàng hóa khác thiết yếu khác của người dân. Xử lý nghiêm tình trạng gian lận, buôn lậu thương mại, tình trạng đầu cơ, nâng giá trái pháp luật. 

Nhân dịp này, Thủ tướng cũng bày tỏ sự cảm động trước tình nghĩa đồng bào, đồng chí sâu nặng khi đất nước lâm nguy được phát huy trong nhân dân. Nhiều tấm gương nhân ái tuyệt vời ở khắp đất nước được truyền thông giới thiệu.  

Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 và các văn bản kèm theo, đó là thực hiện nghiêm giãn cách xã hội, người dân cần thiết mới ra khỏi nhà, luôn đeo khẩu trang và khoảng cách 2m với người khác. Bộ Y tế sớm hoàn thành công tác chuẩn bị cho tình huống phức tạp, đẩy nhanh hơn việc tự chủ trong sản xuất các trang thiết bị, phòng hộ; có chương trình sản xuất máy thở ở Việt Nam, nhất là khuyến khích các đơn vị tình nguyện tham gia sản xuất.

Nhân dịp này, Thủ tướng hoan nghênh một số đơn vị trong nước lập phương án sản xuất máy thở tại Việt Nam và yêu cầu đảm bảo chất lượng, giá cả.

Thay đổi tư duy để thích ứng

Với việc thời gian qua, các cấp, ngành và nhân dân cần thay đổi tư duy, cách thức làm việc cho phù hợp với tình hình dịch bệnh, Thủ tướng cho rằng, đây là nguy cơ nhưng cũng là thời cơ để thích ứng và ứng dụng công nghệ thông tin, thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; là dịp cải cách hành chính hơn nữa.

Thủ tướng cũng yêu cầu xử lý nghiêm tình trạng khai báo lịch sử dịch tễ không trung thực, kể cả người nước ngoài, để phát hiện, ngăn chặn dịch lây lan hiệu quả, gồm cả hình thức xử lý hình sự. Thủ tướng cũng đồng ý việc tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài đã hết thời hạn ở Việt Nam sớm rời khỏi Việt Nam. Đặc biệt, cần lưu ý phòng chống dịch lây lan tại các trại dưỡng lão, trung tâm cai nghiện, các trại giam, bệnh viện, nhất là tránh lây lan trong các lực lượng công an, quân đội và y tế.

Tại phiên họp, Thủ tướng cũng nêu thông tin vui, đó là ngay trong bối cảnh dịch bệnh, kinh tế quý 1 nước ta vẫn tăng trưởng 3,82%, mức tăng trưởng thấp trong nhiều năm qua nhưng là nước tăng trưởng cao nhất trong khu vực. Điều đó cho thấy sự nỗ lực của các cấp, ngành, nhân dân ta trong phòng chống dịch cũng như thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội, thực hiện tốt tinh thần sẵn sàng hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe và tính mạng của người dân.

Theo VOV