Cách mạng Tháng tám: Bản anh hùng ca vĩ đại của dân tộc_nhận dinh
Bài 2: Thủ Dầu Một trong cuộc tổng khởi nghĩa
Bài 3: Kỳ tích từ “ý Đảng - lòng dân”
Cách mạng Tháng Tám thành công lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,áchmạngThángtámBảnanhhùngcavĩđạicủadântộnhận dinh ngoài việc biết nắm bắt đúng thời cơ để đề ra những quyết sách chính xác và kịp thời thì Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện tốt đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc trong một mặt trận dân tộc thống nhất.
Quy tụ lòng dân
Thắng lợi vang dội của Cách mạng Tháng Tám 1945 đã để lại nhiều bài học quý, trong đó phải kể đến bài học mang tính quyết định, có ý nghĩa sâu sắc, đó là sự thống nhất cao độ giữa “ý Đảng với lòng dân”. Nội dung cốt lõi của sự thống nhất đó được biểu hiện ở chỗ chủ trương, đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng phù hợp và đáp ứng nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Sự thống nhất giữa “ý Đảng, lòng dân” đã tạo nên sức mạnh lớn lao, đưa cuộc cách mạng nhanh chóng giành thắng lợi trong cả nước.
Hoa viên Bạch Đằng (phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một) sẽ được khánh thành đưa vào hoạt động nhân dịp
Lễ Quốc khánh 2-9 năm nay. Ảnh: QUỐC CHIẾN
Với xu thế phát triển mạnh mẽ của cách mạng trong nước, tháng 1-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Tháng 5-1941, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng được tổ chức ở Pắc Bó, Cao Bằng, dưới sự chủ trì của Người. Hội nghị đã thảo luận và đi đến thống nhất chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng. Nội dung này, một lần nữa khẳng định nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc là nhiệm vụ cấp thiết, được đặt lên hàng đầu: “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Hội nghị cũng chỉ rõ lực lượng cách mạng bao gồm tất cả những ai có lòng yêu nước thương nòi, không phân biệt thợ thuyền, dân cày, phú nông, địa chủ, tư sản bản xứ. Để tập hợp mọi tầng lớp nhân dân đứng lên đánh Pháp - Nhật, hội nghị quyết định thành lập “Việt Nam độc lập đồng minh” gọi tắt là Việt Minh. Ngày 19- 5-1941, Mặt trận Việt Minh ra đời, đưa ra chương trình cứu nước với mục tiêu làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, làm cho nhân dân Việt Nam được sung sướng, tự do…
Nhờ chiến lược đúng đắn, sát hợp, Đảng ta đã tập hợp được khối đại đoàn kết toàn dân rộng rãi và mạnh mẽ, mà hạt nhân là Mặt trận Việt Minh với một hệ thống tổ chức chặt chẽ từ các làng xã lên đến Tổng bộ.
Vì vậy, trong những ngày tiến hành Cách mạng Tháng Tám 1945, đại bộ phận các tầng lớp nhân dân Việt Nam nhiệt tình hưởng ứng, ủng hộ đường lối cách mạng và kiên quyết đi theo ngọn cờ quang vinh của Đảng, đánh đổ đế quốc, phong kiến, giải phóng dân tộc. Sức mạnh “dời non, lấp biển” mà Đảng ta có được trong tổng khởi nghĩa chính là từ sức mạnh của nhân dân và cũng chính điều này đã khiến cho cuộc tổng khởi nghĩa giành được thắng lợi mau chóng trên cả nước…
Đoàn kết làm nên sức mạnh
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đoàn kết của toàn dân tộc, nhân dân ta đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại. Đến hôm nay, bài học đó vẫn còn nguyên giá trị. Mới đây, khi tổng kết chặng đường “Bình Dương - 25 năm xây dựng, phát triển”, một trong những bài học được đúc kết để tạo nên thương hiệu Bình Dương, đó chính là sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó là sức mạnh từ sự đoàn kết, thống nhất, phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội được tăng cường; là sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố qua công tác dân vận ngày càng đi vào chiều sâu. Lòng tin, sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp đối với sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền chính là nền tảng cơ sở để tỉnh cụ thể hóa các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội.
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám luôn là động lực để Bình Dương vươn lên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong ảnh: Diện mạo đô thị công nghiệp khởi sắc tại TP.Thuận An. Ảnh: QUỐC CHIẾN
Nhớ lại đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 thứ 4 hơn một năm trước, Bình Dương đã phải đối mặt với những khó khăn, thách thức “chưa từng có trong lịch sử”. Khi đó, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc lại một lần nữa được phát huy. Cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, cùng sự đồng tình, ủng hộ nhiệt tình bằng cả cái tâm của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh; đưa tỉnh trở lại trạng thái “bình thường mới”, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; biến nguy cơ, thách thức thành cơ hội phát triển...
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Đoàn kết làm ra sức mạnh”, “Đoàn kết là then chốt của thành công”, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Bình Dương với truyền thống đoàn kết, tinh thần chung sức đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân sẽ là tiền đề quan trọng, là động lực to lớn để tỉnh vượt qua những khó khăn, thách thức, tiếp tục bứt phá, đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn trong thời gian tới với mục tiêu cụ thể đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI xác định: “… Phấn đấu xây dựng tỉnh Bình Dương phát triển bền vững theo hướng đô thị thông minh, văn minh, hiện đại; đến năm 2030, Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp hiện đại, đến năm 2045 là đô thị thông minh của vùng và cả nước…”.
NGAY TỪ KHI MỚI RA ĐỜI, ĐẢNG TA ĐÃ TẬP HỢP, QUY TỤ ĐƯỢC SỨC MẠNH CỦA ĐÔNG ĐẢO QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN DƯỚI NGỌN CỜ CỦA MÌNH. ĐIỀU NÀY ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA PHONG TRÀO XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH 1930-1931, CAO TRÀO 1936-1939, 1939-1945…