Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 127/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9. Trong đó nêu rõ,ọcsinhtrởlạitrườnghọconlinesẽđiđâuvềđâtrận đêm nay tổ chức dạy và học trực tiếp tại những vùng kiểm soát được dịch Covid-19 và bảo đảm an toàn ngay từ tháng 10/2021.
Việc chuẩn bị học trực tiếp cũng đang được chuẩn bị ở nhiều địa phương, kể cả ở TP.HCM vốn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt dịch thứ tư này.
Vậy có phải đã đến lúc dạy học online sắp kết thúc nhiệm vụ? Tương lai nào đang đợi phương thức học này khi học sinh trở lại trường?
Học sinh cả nước sắp được trở lại trường học. Ảnh minh họa: Thanh Tùng |
Sẽ dừng nhưng không hoàn toàn?
Đây là nhận định của thầy giáo Nguyễn Tăng Vũ, giáo viên Trường Phổ thông Năng khiếu (TP.HCM).
Sau khi triển khai học online một thời gian, điều thầy Vũ nhận thấy ở học sinh trường mình là sự học hành nghiêm túc và hiệu quả, các em có theo bài và làm bài đầy đủ.
Tuy nhiên, có một số điều khiến thầy Vũ băn khoăn đối với phương thức học này.
“Khi mình hỏi thì có nhiều em học các thiết bị có màn hình nhỏ như điện thoại hay máy tính bảng, thời khóa biểu thì mỗi ngày học sáng chiều, các lớp chuyên thì học dự tuyển kín hết các buổi, do đó việc nhìn vào màn hình quá lâu sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe các em.
Ngoài ra đó là vấn đề thi cử, dù có tổ chức chặt chẽ và nghiêm túc thì không ai dám đảm bảo rằng 100% các em không gian lận, mà chỉ cần một vài trong số đó gian lận thì kì thi hay kiểm tra sẽ không đạt yêu cầu, nên vấn đề kiểm tra đánh giá khi học online là hết sức khó khăn.
Một khía cạnh khác nữa đó là sự đồng đều của lực lượng giáo viên và học sinh, không phải giáo viên nào cũng triển khai tốt, hoặc thích nghi nhanh với hình thức này khi đã quá quen với hình thức dạy trực tiếp. Các em học sinh cũng vậy, ngoài điều kiện học tập, sự khác biệt về khả năng học tập cũng như khả năng tập trung sẽ làm cho khoảng cách của các em xa hơn, sẽ gây khó khăn trong việc dạy học”.
Theo thầy Vũ, tất nhiên ai cũng mong muốn được trở lại trường học để tiếp tục học trực tiếp. Nên nếu dịch được kiểm soát tốt, các em được trở lại trường học thì việc dạy học online trên nhà trường trung học phổ thông sẽ dừng.
“Nhưng sự dừng ở đây không có nghĩa là dừng hoàn toàn, mà sau khi đã thực hiện dạy học online một thời gian, nhà trường cũng thấy được các mặt có lợi của hình thức này và tiếp tục duy trì ở một số lớp, hoặc một số giờ ngoại khóa, các nền tảng trực tuyến như video, bài giảng online sẽ được cho vào thư viện số để các em tham khảo. Các hình thức đăng bài giảng và giao bài tập về nhà như MS teams, Google Classroom vẫn được giáo viên duy trì. Các chương trình hoặc nội dung rất cơ bản trên các thư viện học tập vẫn cần thiết cho các em hoặc giáo viên tham khảo” – thầy Vũ nhận định.
Thầy giáo Duy Khánh, giáo viên Trường THPT Nguyễn Du (Sông Hinh, Phú Yên) cũng đồng quan điểm khi cho rằng phương thức học online sẽ vẫn tồn tại, tuy nhiên sẽ linh hoạt hơn.
“Tôi nghĩ không bao giờ, không có hình thức học nào thay thế được việc tiếp xúc trực tiếp giữa thầy và trò trên lớp. Nhưng việc học online có thể sử dụng trong tình huống, hoàn cảnh nhất định nào đó, thí dụ học sinh không hiểu bài và lên Zoom, Team, Zalo hỏi thầy, thầy giáo vẫn có thể giao bài tập thông qua Teams, Zoom... cho học sinh”.
Điểm hạn chế cần khắc phục nhất của việc học online trong thời gian tới, theo thầy Khánh, là khả năng công nghệ của giáo viên và học sinh, chất lượng đường truyền Internet, học sinh thiếu thiết bị.
“Mà tôi nghĩ, một giáo viên dạy giỏi, học sinh ở những vùng khác nhau có nhu cầu và điều kiện học vẫn có thể học online với ông thầy mình chưa bao giờ gặp ngoài đời, nhất là Tiếng Anh”.
Và thầy Khánh cho rằng dù online hay trên lớp thì giáo viên sẽ luôn giữ vai trò là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh.
“Bản thân tôi chưa bao giờ nghĩ mình là người truyền đạt kiến thức mà chỉ là người hướng dẫn, khi kiến thức đã rất nhiều trên Internet và sách báo".
Nhiều ưu điểm nổi bật của học online
Ở vai trò người quản lý, ông Phương Đức Việt, Phó hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội) nhận định học trực tuyến chắc chắn sẽ phát triển và mở rộng theo đà phát triển của công nghệ thông tin.
Sau một thời gian lúng túng vì dạy học online, nhiều giáo viên nhìn nhận hình thức này có nhiều ưu điểm mà học trực tiếp không thể có được. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Nhớ lại thực tế của Trường THCS Hoàng Hoa Thám, ông Việt cho biết tính đến ngày 27/2/2020 là ngày đầu tiên trường quyết định tổ chức cho giáo viên tập huấn sử dụng MS Teams.
“Nhưng thực ra cả Ban giám hiệu lẫn giáo viên đều không nghĩ rằng mình sẽ phải dạy trực tuyến, mà hồi ấy chỉ triển khai do được giúp đỡ triển khai hoàn toàn miễn phí”.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 xảy ra là một tác nhân mạnh mẽ thúc đẩy việc chuyển đổi hình thức học trực tiếp sang trực tuyến.
Sau một thời gian sử dụng thì mọi người cũng thấy dạy trực tuyến bên cạnh những khó khăn ban đầu về công nghệ, kỹ thuật, trang thiết bị và đường truyền, đầu tư phần mềm nghe nhìn... thì nó cũng có những ưu điểm nổi bật mà dạy trực tiếp không có được.
"Đó là học ở đâu cũng được, học lúc nào cũng được. Về quy mô hội họp thì Ban giám hiệu có thể tổ chức họp với cha mẹ học sinh của toàn trường trong một thời điểm, điều này không thể thực hiện được nếu họp trực tiếp.
An toàn và tiết kiệm xăng xe, hạn chế tắc đường, đảm bảo an toàn giao thông... Các thiết bị công nghệ càng ngày càng rẻ và có nhiều chức năng nên việc mua sắm cũng sẽ dần dễ dàng hơn" - ông Việt nhận xét.
Vì vậy, ông Việt cho rằng sau khi học sinh được đến trường, việc học tập, hội họp trực tuyến sẽ vẫn được sử dụng vì những ưu điểm của nó. Chỉ có điều, tỉ lệ trực tiếp/trực tuyến sẽ phụ thuộc vào ý chí của Ban giám hiệu và khả năng đáp ứng về công nghệ của từng trường, của cha mẹ học sinh.
Ông Nguyễn Hữu Hiệp, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Ba Đình, cũng cho rằng trong thời gian tới nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát, học sinh được trở lại trường học đó là điều đáng mừng và mong mỏi của tất cả các thầy cô giáo, các học sinh và bản thân gia đình học sinh.
"Nhưng, để luôn chủ động ứng phó với diễn biến khó lường của dịch Covid 19 thì mỗi nhà trường phải xây dựng kịch bản sẵn sàng học trực tuyến khi cần thiết (xây dựng kế hoạch dạy học và kiểm tra đánh giá phù hợp, hỗ trợ giáo viên và học sinh trong việc học trực tuyến, đào tạo bồi dưỡng giáo viên kỹ năng dạy học trực tuyến…).
Đồng thời mỗi giáo viên vẫn phải tiếp tục học tập, nâng cao trình độ ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy, sử dụng các phần mềm dạy học và đánh giá trực tuyến. Các gia đình cũng cần quan tâm cho con có điều kiện học tốt nhất, hạn chế những tiêu cực do học trực tuyến mang lại.
Có như vậy ngành Giáo dục nói chung và mỗi nhà trường nói riêng mới có thể hoàn thành mục tiêu giáo dục rất nặng nề của năm học 2021-2022" - ông Hiệp lưu ý.
Phương Chi
'Học online, giáo viên chỉ nên nói trong 7 phút'
Giáo viên thời 4.0 giờ đây không còn là trung tâm của tri thức hay giống như một chiếc “máy cái” truyền thụ kiến thức cho học sinh. Họ buộc phải thay đổi để trở thành những huấn luyện viên dẫn dắt, kiến tạo tri thức cho học trò.