Lý do gọi cha mẹ là "anh,ệsĩBạchLongtuổiởthuêlẻbóngđangyêuthầkết quả bóng đá giải vô địch quốc gia nhật bản chị"
Khi diễn viên Quốc Thuận và Ngọc Lan đến thăm, nghệ sĩ Bạch Long vui vẻ giới thiệu căn nhà thuê "phòng khách kiêm phòng thờ" của mình. Anh bồi hồi nhớ đến tuổi thơ sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. Ba anh là NSND Thành Tôn, mẹ là NSND Huỳnh Mai; các chị em gồm Bạch Liên, Bạch Lý, Bạch Lê, Bạch Lựu và NSƯT Thành Lộc.
Từ bé, Bạch Long khó nuôi nên ba mẹ gửi anh qua đoàn hát. Anh không biết ba mẹ là ai nên cứ hồn nhiên gọi cố NSND Thành Tôn và Huỳnh Mai là "anh, chị". Sau này, Bạch Long mới biết ba mẹ, anh chị em mình là ai. Khi biết mình và NSƯT Thành Lộc có quan hệ máu mủ ruột thịt, anh càng thương em trai hơn. Học chung trường, Bạch Long tuyên bố: “Ai đụng đến Lộc là tôi xử ngay".
Bạch Long khoe tấm ảnh ghép. Đứa bé trên tay Bạch Long thời trẻ cũng chính là anh thuở bé được ghép khéo léo. |
Đi hát từ bé, Bạch Long dần gây sự chú ý từ khán giả. Mấy năm đầu, anh vẫn dùng tên thật Nguyễn Thành Tùng đi hát. Đêm diễn nọ, một khán giả góp ý anh hát hay nhưng tên không hay. Hâm mộ Lý Tiểu Long, anh lấy tên Long, thêm chữ lót "Bạch" giống các chị em trong nhà nên mới có nghệ danh Bạch Long như bây giờ. Đến nay, anh vẫn giữ đạo cụ đi hát thuở bé như cây giáo, chiếc yếm... có tuổi đời hơn 50 năm trong nhà.
Bằng sự nhạy cảm nghề nghiệp, Bạch Long khi ấy nhận ra mỗi nghệ sĩ đi trước đều thành danh bằng một lối diễn đặc trưng như cố nghệ sĩ Phi Thoàn là hề ca nhạc, Văn Chung là hề té, Thanh Việt là hề râu... Vì vậy, anh tự tìm tòi, sáng chế hướng riêng là hề vần. Mỗi lần anh diễn, khán giả lại cười nên Bạch Long mạnh dạn phát triển hướng này.
Đang thương thầm một người
Tuổi 61 của nghệ sĩ Bạch Long sống khá ảm đạm và đơn chiếc. Thời đỉnh cao, anh kiếm rất nhiều tiền. Khi ấy, anh sống trong đình rất thoải mái nên không nghĩ đến chuyện mua nhà. Bạch Long không ăn chơi trác táng hay mê cờ bạc như một số đồng nghiệp. Dù vậy, anh lấy tiền thành lập đoàn cải lương Đồng ấu Bạch Long, dạy học miễn phí. Không may, anh vừa mở đoàn hát thì cải lương xuống dốc. 2 - 3 năm đầu tiên, anh bù lỗ hằng đêm.
Nhắc lại, Bạch Long vẫn không hối tiếc vì đoàn Đồng ấu Bạch Long đã trở thành cái nôi đưa những tên tuổi Trinh Trinh, Tú Xương, Thanh Thảo, Thi Trang... thành danh. Điều anh tiếc duy nhất là bỏ lỡ tuổi xuân. Nghệ sĩ nói: "Giá như hồi đó làm ra tiền nhiều, tôi có một bóng hồng yêu mình, giữ tiền cho mình chắc giờ tôi không khổ như vầy”.
Sau đó, Bạch Long thú nhận về tình trạng hiện tại: "Nếu nói không có là xạo. Tôi có thầm thương một người nhưng chưa tới đâu hết. Tôi không chắc cô ấy có chịu không".
Bạch Long thẳng thắn nói về hoàn cảnh thiếu thốn tuổi xế chiều. Từ xưa, anh luôn cố gắng vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất mà không muốn làm phiền gia đình.
“Tính tôi ngộ lắm. Tôi không muốn làm phiền ai hết, kể cả người thân của mình. Những lúc quá đuối, tôi cũng không kể cho Lộc nghe. Từ nhỏ, tôi đã không sống chung với gia đình. Tôi biết em mình đang gánh nặng. Nó đã gánh nặng mà mình nhảy vào, nó phải gánh luôn phần mình nữa sao? Tôi không thích điều đó", anh nói.
Có giai đoạn, Bạch Long thất nghiệp 4 năm, cạn kiệt tiền bạc. Anh lấy chiếc đồng hồ - món tài sản cuối cùng, đưa cho học trò đi cầm. Lát sau, người học trò này trả lại chiếc đồng hồ cùng 300 nghìn đồng, nói: “Đồng hồ này của thầy người ta không cầm”. Bạch Long hỏi mãi mới biết học trò mình lãnh lương bảo vệ được 500 nghìn, lấy ra 300 nghìn đồng đưa thầy. Học trò đi, anh nằm trong phòng khóc nức nở.
Nhờ ê-kíp "Gõ cửa thăm nhà", Bạch Long gặp lại bạn cũ sau nhiều năm mất liên lạc. |
Sau đó, Bạch Long về sân khấu kịch Idecaf - sân khấu của NSƯT Thành Lộc, hoạt động. Dù vậy, lần đó, người mời Bạch Long về là nghệ sĩ Huỳnh Anh qua lời giới thiệu của đạo diễn Hùng Lâm chứ không phải em trai mình. Với anh, việc cộng tác với sân khấu kịch Idecaf là một mối duyên hy hữu.
Tại chương trình, Bạch Long cũng gặp lại người bạn học cấp 1 tên Hoàng thông qua ê-kíp Gõ cửa thăm nhà.Ngày xưa, chính anh Hoàng đã âm thầm hỗ trợ bạn mình trốn học đi diễn, từng say sưa nhìn cậu bạn Thành Tùng (nghệ sĩ Bạch Long hôm nay) diễn vai Tôn Ngộ Không ở đoàn Minh Tơ đến quên giờ về. Ngày tháng qua đi, cả hai mất liên lạc. Anh Hoàng vẫn mong mỏi gặp lại nghệ sĩ Bạch Long mấy mươi năm qua.
Xem thêm: Bạch Long chia sẻ thêm về cuộc sống
Cẩm Loan
- Quay trở lại đêm thi lội ngược dòng của Sao Nối Ngôi tập 12, Bạch Long không kìm được nước mắt khi chứng kiến tình yêu dành cho hát bội của một gia tộc nhiều đời gìn giữ bộ môn nghệ thuật truyền thống.