您现在的位置是:Fabet > Ngoại Hạng Anh
Trận Trân Châu cảng thứ hai ở mặt trận Thái Bình Dương_số liệu thống kê về valencia cf gặp atlético madrid
Fabet2025-01-26 14:07:54【Ngoại Hạng Anh】9人已围观
简介Tin thể thao 24H Trận Trân Châu cảng thứ hai ở mặt trận Thái Bình Dương_số liệu thống kê về valencia cf gặp atlético madrid
Chỉ hơn 2 tháng sau trận Trân Châu cảng,ậnTrânChâucảngthứhaiởmặttrậnTháiBìnhDươsố liệu thống kê về valencia cf gặp atlético madrid ngày 19/2/1942, Nhật lại tiến hành một trận “Trân Châu cảng” khác, lần này là cuộc tấn công vào cảng Darwin, một bến cảng lớn ở cực bắc của vùng lãnh thổ phía bắc Australia.
Ảnh chụp Trân Châu Cảng từ một máy bay Nhật cho thấy các thiết giáp hạm Mỹ vào lúc mở đầu trận đánh. Vụ nổ ở giữa bức ảnh là một quả ngư lôi đánh trúng chiếc thiết giáp hạm USS West Virginia. Ảnh: Cơ quan lưu trữ quốc gia Mỹ |
Sau khi Mỹ tuyên chiến với Nhật, Darwin trở thành một điểm chuyển tiếp quan trọng binh sĩ, máy bay, hải quân và vận tải biển của quân Mỹ và đồng minh. Đánh vào đây đồng nghĩa với việc Nhật Bản giáng một đòn mạnh vào đường tiếp tế của quân đồng minh.
9h58 phút ngày 19/2/1942, tiếng máy bay chiến đấu và máy bay ném bom Nhật rền vang khắp bầu trời Darwin, báo hiệu đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. Xuất phát từ 4 tàu sân bay Akagi, Kaga, Hiryu và Soryu-chính là những con tàu mẹ đã chở máy bay Nhật xuất kích tấn công Trân Châu cảng ngày 7/12/1941, gần 250 máy bay chiến đấu A6M Zero, máy bay ném bom bổ nhào D3A và máy bay ném ngư lôi B5N được dẫn đầu bởi Mitsuo Fuchida, phi công cầm đầu đợt oanh tạc đầu tiên tại Trân Châu cảng. Các mục tiêu được các phi công Nhật nhằm vào là 12 tàu chiến của Australia và Mỹ đậu tại cảng, bao gồm tàu khu trục Peary, thủy phi cơ USS William B. Preston cùng khoảng 45 tàu buôn, tàu vận tải và cả một tàu bệnh viện.
Tàu USS Arizona bị đánh chìm. Ảnh: Wikipedia |
Ngay lập tức, Darwin rơi vào cảnh hủy diệt và hỗn loạn. 8 con tàu bị đánh chìm trong đợt tấn công đầu tiên, trong đó có tàu USS Peary. Bến cảng bị đánh bom, khiến hơn 20 công nhân thiệt mạng. Sân bay, doanh trại quân đội và xe chở dầu cũng trúng bom, chịu thiệt hại nặng nề.
Đợt không kích thứ hai diễn ra ngay trước buổi trưa. Lần này, 27 chiếc máy bay ném bom G3M và G4M của Nhật xuất kích từ các căn cứ đảo ở Thái Bình Dương đã tấn công căn cứ và sân bay của không quân Australia (RAAF). Sáu quân nhân RAAF thiệt mạng. Sáu máy bay Australia và hai máy bay Mỹ bị phá hủy, những chiếc khác chịu hư hại. Tính cả phi cơ dân sự, thì khoảng 30 máy bay đã bị phá hủy trong đợt tập kích này.
Điều gây ngạc nhiên là với một cơ sở quân sự quan trọng như thế, nhưng khu vực cảng Darwin lại không được bảo vệ cẩn thận trước nguy cơ không kích. Tại đây, phía quân Mỹ chỉ bố trí 18 súng phòng không và một số súng máy Lewis, nhưng những khẩu súng lớn lại được điều khiển bởi những xạ thủ chưa thành thục và đạn dược cũng thiếu. Trong khi đó, theo một kết luận được Ủy ban quân sự Lowe của Australia-cơ quan điều tra về cuộc tấn công Darwin công bố vào ngày 19/2/1942 thì phải cần ít nhất 36 súng phòng không và 250 máy bay chiến đấu để đẩy lùi được cuộc tấn công của quân Nhật.
Ảnh: Cơ quan lưu trữ quốc gia Mỹ |
Vào ngày quân Nhật tấn công, gần như không có một dấu hiệu cảnh báo nào, vì vậy người dân Darwin không có cơ hội sơ tán hay chuẩn bị phòng thủ. Cha đạo McGrath trên đảo Bathurst phát hiện ra máy bay Nhật Bản lúc 9h35 và cố gắng cảnh báo các nhà chức trách bằng cách sử dụng radio. Nhưng các sĩ quan không quân Australia lại cho rằng chắc hẳn cha McGrath đã nhìn nhầm những chiếc P-40 của Mỹ bay vào Darwin. 20 phút cảnh báo và chuẩn bị vì thế bị để mất, và không một tiếng còi báo động nào hú lên cho đến tận khi máy bay Nhật oanh tạc tàu trong cảng. Hậu quả là khoảng 236 - 300 người đã thiệt mạng, gồm cả dân thường.
Với người Nhật, cuộc tập kích cảng Darwin là một thành công lớn. Họ chỉ mất 3 người (2 chết, 1 bị bắt làm tù binh) và 4 máy bay, trong khi đánh chìm tổng cộng 11 tàu địch, khiến 3 chiếc mắc cạn và phá hỏng 25 chiếc khác.
Với trận đánh này, Tokyo phát đi cảnh báo rõ ràng với Mỹ và đồng minh rằng họ không có ý định cho phép sử dụng Darwin như một bến cảng an toàn. Mỹ cũng nhận ra rằng Darwin dễ tổn thương trước các cuộc tấn công của Nhật Bản và bắt đầu chuyển sang các cảng khác như Brisbane và Fremantle, trên bờ biển phía đông và tây Australia.
Cuộc oanh kích cảng Darwin ngày nay vẫn được nhớ đến. Cứ đến 9h58 sáng ngày 19/2 hàng năm, một hồi còi báo động đường không lại vang lên để tưởng nhớ về sự kiện này.
Nguyên Phong
Hé lộ chuyện Nhật khai thác dầu ở Liên Xô ngay giữa Thế chiến hai
Năm 1941, tại khu vực bắc Sakhalin đã diễn ra cảnh tượng "kỳ quặc", khi hàng nghìn công nhân dầu khí Liên Xô và Nhật cùng sát cánh làm việc, đều với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng".
很赞哦!(7)
相关文章
- Nhiếp ảnh gia Thái Phiên xúc động khi chụp ảnh nude cho nhà văn khuyết tật
- Trình Vỹ Binh 'Tây du ký' mất vì bạo bệnh
- Ngày càng nhiều người Mỹ cho rằng TikTok đe dọa an ninh quốc gia
- Video nhảy qua nóc nhà 25 tầng không dây bảo hiểm
- VinFast bàn giao lô xe VF 9 đầu tiên ngày 27/3
- Lệ Hằng khoe nhan sắc nổi bật giữa vịnh Hạ Long
- Tuyển sinh 2017: Trường rập rình chờ Bộ quyết
- Tin sao Việt 4/3: Xuân Hinh đi câu lươn, Mạnh Quỳnh dọn nhà 'mệt tắt cả tiếng'
- Hậu trường không như mơ về chuyện ăn uống, trang phục... của phim Việt
- Thu Quỳnh đẹp kiêu sa, Phạm Quỳnh Anh 'khác lạ' giữa tin đồn
热门文章
站长推荐
Thả chuột chết vào nồi lẩu để tống tiền 17 tỷ
Nhiều dịch vụ của Vietnam Post sẽ phải thay đổi để thích ứng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'VN có nhiều tiến sĩ nhưng ít công trình giá trị'
Chưa có lối thoát cho doanh nghiệp công nghệ Mỹ làm ăn tại Trung Quốc
Video xe chiến đấu Bradley Ukraine bắn cháy 2 xe bọc thép Nga ở Donetsk
Điểm chuẩn đại học 206 ngành báo chí Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM cao nhất
Hoa hậu Thế giới 'áp đảo' trong Top 8 'Hoa hậu của các Hoa hậu'
Các trường bước vào 'cuộc chiến' xét tuyển bổ sung