Trong thời đại kỹ thuật số,ácgiảBrandingTôikhôngngạcnhiênkhiViettelđứngsốtrongdanhsálịch thi đấu ý theo ông, khả năng kết nối ảnh hưởng như thế nào đến giá trị của thương hiệu?
Đầu tiên, tôi nghĩ rằng, tất nhiên là khả năng kết nối có ảnh hưởng đến thương hiệu. Nhưng mức độ tác động thì rất đa dạng.
Khi kỷ nguyên kỹ thuật số đến gần, bạn có thể biết được bao nhiêu người quan tâm đến thương hiệu của bạn, bao nhiêu người yêu thích thương hiệu của bạn. Trước đó cũng có các nghiên cứu thị trường, cố gắng để thu thập cho bạn một vài con số thống kê, nhưng chúng khó có thể thể hiện chính xác giá trị thương hiệu, đo lường một thương hiệu lớn ra sao.
Nhưng bây giờ thì kỹ thuật số đã giúp chúng ta làm việc đó. Cho phép ta đo lường bạn, hay là tôi, hay là ai đó có phải là một “fan” của thương hiệu nào đó hay không. Nếu ta dành nhiều thời gian quan tâm đến thương hiệu đó, nếu ta nói về thương hiệu đó, thì có nghĩa là khả năng cao bạn thuộc về cộng đồng fan của thương hiệu đó.
Thứ hai, xã hội của chúng ta đang được xã hội hóa hơn bao giờ hết. Bạn hiểu ý tôi không? Trước đây chúng ta nói về xã hội nhưng thực sự chúng ta không kết nối với ở một thực thể nào, và mỗi người tiêu dùng không có quá nhiều quyền lực đàm phán trong xã hội đó.
Nhưng giờ đây chúng ta đang kết nối với nhau tốt hơn, cùng nhau chúng ta có quyền lực lớn hơn để lên tiếng, để đàm phán, để yêu cầu doanh nghiệp. Và điều đó sẽ giúp doanh nghiệp có thể trở thành một phần trong cuộc sống của người tiêu dùng. Không chỉ là bán sản phẩm hay dịch vụ, mà là việc làm thế nào để gắn kết, chia sẻ giá trị giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Trong cuốn Branding 4.0 mà ông là tác giả, ông có nói rằng, thực ra Branding 4.0 là sự tiến hoá của hệ sinh thái số hoá mà nhiều người đã quen thuộc. Vậy việc xây dựng hệ sinh thái số hoá có ảnh hưởng như thế nào đến giá trị thương hiệu trong thời đại 4.0?
Tôi nghĩ rằng nó ảnh hưởng khi bạn đo lường giá trị thương hiệu. Nếu bạn nói về cách mạng công nghiệp, có lẽ chẳng ai quan tâm đến thương hiệu làm gì (cười). Trước đây, chúng ta chỉ nói về 4.0 trên khía cạnh tạo ra sản phẩm, về việc tăng quy mô nền kinh tế, sản xuất càng nhiều thì càng bán được nhiều thì có nhiều lợi nhuận, thế thôi.
Nhưng giờ đây, quyền lực đã chuyển sang cho người tiêu dùng nhiều hơn. Trong tay người tiêu dùng đang có nhiều quyền lực hơn bao giờ hết. Và thương hiệu sẽ phải quan tâm đến việc làm sao để tồn tại khi người tiêu dùng mới là người nắm quyền lực. Cần phải quan tâm đến tiếng nói của người tiêu dùng, đến hành vi của họ, quan tâm đến việc họ nói với bạn bè về thương hiệu của bạn ra sao. Hàng hóa và dịch vụ, tất cả đều là về trải nghiệm khách hàng.
Cuộc hội thảo có tên “Quản trị thương hiệu trong thời đại 4.0” cũng diễn ra đồng thời với việc công bố Top 50 thương hiệu Việt Nam năm 2019 của Brand Finance. Ông có nhận xét gì về thương hiệu ở vị trí số 1 trong Top 50 Việt Nam?
Tôi không ngạc nhiên khi Viettel dẫn đầu, vì họ hoạt động trong chính ngành được hưởng lợi từ công nghệ. Tôi không biết quá rõ về Viettel, nhưng theo tôi ở một quốc gia đang phát triển, kết nối chính là chìa khóa, giúp mọi người biết nhiều thông tin hơn, họ sẽ đánh giá chính xác hơn và rõ ràng việc kinh doanh sẽ tốt hơn. Nhà cung cấp viễn thông sẽ đóng vai trò quan trọng trong kết nối đó.
Tôi nghĩ là Viettel có thể tận hưởng kỷ nguyên này, đây chính là thời điểm có lợi cho họ, thêm cánh cho việc kinh doanh của họ. Người tiêu dùng đang đòi hỏi nhiều hơn, muốn lên tiếng nhiều hơn, đó chính là cơ hội cho những người đóng vai trò kết nối.
Đối với một ngành như viễn thông thì cần phải nhanh và liên tục, phải đồng hành 24/24 với người tiêu dùng. Nếu bạn làm được điều đó thì họ chẳng có lý do gì để rời bỏ bạn. Nhưng bạn chỉ cần làm họ thất vọng trong những yếu tố nhỏ thôi: mạng chập chờn, cuộc gọi bị ngắt,… thì họ sẽ rất dễ dàng chuyển sang nhà mạng khác.