49,3 triệu người Việt mua sắm trực tuyến năm 2020_nha cai 5
Tỷ lệ mua sắm trực tuyến cao nhất khu vực
Thanh toán không tiền mặt chưa tương xứng với sự phát triển của TMĐT. |
TheệungườiViệtmuasắmtrựctuyếnnănha cai 5o Sách trắng thương mại điện tử 2021, ấn phẩm do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa phát hành, quy mô thị trường thương mại điện tử (TMĐT) bán lẻ Việt Nam năm 2020 đạt 11,8 tỷ USD.
Tỷ lệ người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam và các nước trong khu vực. (Nguồn: Sách trắng TMĐT) |
Theo đánh giá của Cục TMĐT và Kinh tế số, giai đoạn 2020-2021 Việt Nam chứng kiến nhiều chuyển biến tích cực từ thói quen mua sắm, kinh doanh trực tuyến của cộng đồng người tiêu dùng và doanh nghiệp trong cả nước, tốc độ tăng trưởng của TMĐT bán lẻ năm 2020 ở mức 18%.
Tốc độ tăng trưởng của TMĐT Việt Nam chậm lại so với các năm trước đó, trong bối cảnh dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động.
Doanh thu TMĐT Việt Nam từ 2016 - 2020. (Nguồn: Sách trắng TMĐT) |
Việt Nam là một trong những thị trường TMĐT năng động ở khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo Kinh tế số Đông Nam Á do Google, Temasek và Bain & Company nghiên cứu và công bố đầu năm 2021, trong khoảng thời gian giãn cách xã hội, người dùng bắt đầu tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề đột ngột phát sinh thông qua mạng Internet.
Báo cáo này cũng cho biết, người dùng mới tại Việt Nam chiếm đến 41%, là nước có tỷ lệ người dùng Internet mới cao nhất trong khu vực. Có tới 94% số người dùng mới này định tiếp tục sử dụng các dịch vụ đó kể cả sau đại dịch. Đây chính là những nền tảng vững chắc cho TMĐT phát triển.
Số liệu từ Sách trắng TMĐT cho thấy, năm 2020 tại Việt Nam, có khoảng 49,3 triệu người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến và trở thành quốc gia có tỷ lệ người tham gia mua sắm trực tuyến cao nhất trong khu vực.
Tỷ lệ người sử dụng Internet tham gia mua sắm trực tuyến cũng tăng từ 77% năm 2019 lên con số 88% vào năm 2020.
Số lượng người tham gia mua sắm trực tuyến gia tăng, giá trị mua sắm tăng từ 229 lên 240 USD đã đưa tỷ trọng doanh thu TMĐT B2C (doanh nghiệp đến khách hàng) so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước lên con số 5,5% (so với 4,9% của năm 2019).
Các mặt hàng chủ yếu được mua trực tuyến. (Nguồn: Sách trắng TMĐT) |
Đại dịch Covid-19 đã góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng của nhiều người Việt Nam khi chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến.
Trong đó, các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, đồ dùng gia đình chiếm tỷ lệ ngày càng cao. Số liệu điều tra cho thấy 53% người dùng mua sắm thực phẩm online, chiếm tỷ lệ cao nhất; tiếp theo là giày dép, quần áo mỹ phẩm với 43% và đồ dùng gia đình là 33%.
Người dân chủ yếu mua sắm trên sàn TMĐT
Khách hàng Việt mua sắm trực tuyến trên các sàn TMĐT |
Một điểm thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng năm qua đó là sự chuyển dịch kênh mua sắm trực tuyến. Theo đó, thống kê của Cục TMĐT và Kinh tế số cho thấy khách hàng tại Việt Nam chuyển dịch sang mua sắm chủ yếu trên các website, sàn giao dịch TMĐT.
Cụ thể, năm 2020 có tới 74% người mua sắm trên kênh website, sàn giao dịch TMĐT trong khi mua trên diễn đàn và các mạng xã hội đạt 33%. Tỷ lệ này chênh lệch đáng kể so con số năm trước đó là 52% trên kênh TMĐT và 57% trên mạng xã hội. Các sàn TMĐT tại Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo thời gian qua cũng tăng cường loại hàng thực phẩm, hàng thiết yếu để đáp ứng nhu cầu người dùng.
Không chỉ mua hàng từ các website TMĐT trong nước, tỷ lệ người dùng mua hàng từ các website nước ngoài cũng cao hơn, với 29%.
Tuy nhiên, theo Cục TMĐT và Kinh tế số, còn nhiều trở ngại khi người dùng tham gia mua hàng trực tuyến. Trong đó, có tới 44% người dùng cho rằng giá cả là trở ngại lớn nhất khi mua hàng; 42% đánh giá mua hàng trên TMĐT chất lượng kém so với quảng cáo; 33% lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ.
Ngoài ra, vận chuyển, giao nhận và dịch vụ chăm sóc khách hàng kém cũng là nguyên nhân khiến người dùng chưa cởi mở với hình thức mua sắm này.
Duy Vũ
Sàn thương mại điện tử phải chia sẻ thông tin người bán từ 1/1/2022
Dự kiến, các sàn thương mại điện tử thực hiện kết nối, cung cấp thông tin người bán cho cơ quan thuế từ ngày 1/1/2022. Từ 1/8, khi Thông tư 40 có hiệu lực, cơ quan thuế sẽ thực hiện công tác khảo sát, chuẩn bị kết nối dữ liệu.