Trung Quốc từ lâu đã là cường quốc sản xuất của thế giới,ìsaonhiềuônglớncôngnghệcóthểchuyểnnhàmáykhỏiTrungQuốkèo bóng đá trực tuyến 88 nơi có nhiều nhà cung cấp, dây chuyền lắp ráp, công nhân và chuyên gia. Các công ty, đặc biệt là những "người khổng lồ" công nghệ như Google, phụ thuộc vào Trung Quốc để lắp ráp các sản phẩm.
Thời điểm hiện tại, một năm kể từ ngày bắt đầu cuộc chiến thương mại do Mỹ khởi xướng cùng lập trường cứng rắn với thuế quan đắt đỏ, một số công ty đã bắt đầu tìm bến đỗ mới.
Thuế quan, chiến tranh thương mại và sự nổi lên của các “bến đỗ” cạnh tranh hơn
Theo Bloomberg, Google có kế hoạch chuyển một số nhà sản xuất máy điều khiển nhiệt độ Nest và phần cứng máy chủ ra khỏi Trung Quốc để tránh thuế quan.
WSJ cho biết, Nintendo đang chuyển một số nhà máy sản xuất máy game Switch từ Trung Quốc sang Đông Nam Á.
Động thái chuyển đổi các nhà máy ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc được đưa ra sau khi một giám đốc điều hành cấp cao của Foxconn cho Bloombergbiết, công ty có đủ năng lực để sản xuất tất cả iPhone bên ngoài Trung Quốc. Foxconn hiện là đối tác Đài Loan sản xuất hầu hết điện thoại thông minh của Apple tại Trung Quốc. Apple chưa có thông tin vì về việc tìm cách chuyển đổi nơi sản xuất.
Kinh doanh máy chơi game video thường có lợi nhuận thấp. Điều đó có nghĩa, thuế quan đối với máy chơi game có thể là một vấn đề ảnh hưởng đến lợi nhuận tốt Nintendo. Và Nintendo thì dựa vào Switch để có được doanh số lớn.
Người phát ngôn của Nintendo không bình luận về thông tin sẽ chuyển hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc.
"Hầu hết các thành phần tạo nên giao diện điều khiển Nintendo Switch được sản xuất tại Trung Quốc", người phát ngôn nói. "Để giảm chi phí cho người tiêu dùng, cần lắp ráp các sản phẩm gần với nơi sản xuất các bộ phận đó".
Tuy nhiên, công ty Nhật Bản cho biết, họ đang theo sát tình hình thuế quan và "luôn tìm kiếm nhiều lựa chọn khác" cho nơi sản xuất sản phẩm của họ.
Google không trả lời yêu cầu bình luận.
Ngoài Nintendo và Google, các công ty đã xem xét lại chuỗi cung ứng của họ kể từ khi Nhà Trắng phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc năm ngoái. Tháng trước, Mỹ tăng thuế nhập khẩu từ 10% lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc trong đó có các thiết bị điện tử, các sản phẩm máy tính, dệt may.
Các công ty dựa vào Trung Quốc để sản xuất hàng hóa cũng lo ngại về các biện pháp trả đũa tiềm ẩn khác từ phía Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại. Trung Quốc có thể tăng cường các quy định hoặc trì hoãn hải quan. Quốc gia này đã tăng áp lực lên các công ty Mỹ khi căng thẳng thương mại leo thang.
Sau khi Mỹ “tấn công” Huawei bằng việc liệt nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu của Trung Quốc vào danh sách cấm vấn, Trung Quốc đáp trả bằng cách cũng lập nên một "danh sách đen" các công ty nước ngoài. Đầu tháng 6, Trung Quốc ra sắc lệnh phạt liên doanh chính của Ford tại nước này vì vi phạm chống độc quyền, làm dấy lên lo ngại về các hành động trừng phạt ăn miếng trả miếng giữa hai nước.
Động thái trên có thể là một lý do thậm chí còn thuyết phục hơn so với nguyên nhân từ thuế quan để chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc hơn, Giáo sư Joseph Foudy của Đại học New York cho biết.
"Nếu chúng ta biết Trung Quốc đang phải đối mặt với mức thuế từ 15% đến 20%, một số công ty có thể bị chỉ trích về chi phí kinh doanh đó nếu ở lại đây," Foudy nói.
Đối với các công ty công nghệ nói riêng, mối quan tâm về sở hữu trí tuệ và an ninh cũng là điểm gây tranh cãi cho mối quan hệ Mỹ - Trung và có thể gây áp lực lên họ để đa dạng hóa mạng lưới sản xuất và cung ứng.
Nhu cầu về đa dạng hóa sản xuất và chi phí nhân công
Phần lớn động thái chuyển đổi sản xuất là từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á - chứ không phải Mỹ. Sản xuất khu vực trong tháng này có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong 9 tháng, theo chỉ số Nikkei-Markit, nhờ một phần lớn vào các đơn đặt hàng mới.
Tiền lương tăng ở Trung Quốc cho các công ty thêm một lý do nữa để xem xét chuyển sản xuất sang các nước Đông Nam Á như Việt Nam và Thái Lan, nơi lao động rẻ hơn. Xu hướng tự động hóa ngày càng tăng của sản xuất công nghệ làm cho điều đó trở nên dễ dàng hơn, vì các công ty không còn phải phụ thuộc quá nhiều vào công nhân có tay nghề cao để sản xuất hàng hóa của họ.
Phần lớn việc sản xuất bo mạch chủ của Google cho thị trường Mỹ đã chuyển sang Đài Loan, theo báo cáo của Bloomberg. Trong năm qua, Google cũng đã đầu tư vào trung tâm kỹ thuật và đổi mới của Đài Loan. "Ông lớn" công nghệ này đang thực hiện kế hoạch mở rộng diện tích nhà xưởng và tăng gấp đôi quy mô hoạt động tại thành phố Tân Bắc, cũng như cung cấp đào tạo tiếp thị kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo cho sinh viên người nội địa.
Bất chấp những thay đổi này, Trung Quốc, nhà sản xuất lớn nhất thế giới, vẫn là một trung tâm sản xuất cực kỳ quan trọng của thế giới. Không chỉ các nhà máy và nhà cung cấp tập trung ở đó mà cơ sở hạ tầng - đường sá, cảng, sân bay và lưới điện - vẫn tốt hơn ở nhiều quốc gia nơi có nhà máy chuyển đến.
Mặc dù các công ty có thể dần dần chuyển một số hoạt động sản xuất hoặc mở rộng mạng lưới sản xuất khỏi Trung Quốc, Foudy cho biết ông không mong đợi nhà sản xuất của thế giới này sẽ gặp phải bất kỳ một thay đổi lớn nào.
"Trung Quốc vẫn là" đầu tàu” của hoạt động "sản xuất," Foudy nói. "Hiệu quả của sản xuất dựa trên số lượng nhà cung cấp được đặt gần đó, chất lượng đường. cảng và cơ sở hạ tầng, chất lượng và tính nhất quán của năng lượng điện, cùng khả năng thu hút nhân sự có chất lượng. Với tất cả yếu tố đó, Trung Quốc vẫn số một".
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến gặp nhau tại hội nghị G20 vào cuối tháng này. Trump đã đe dọa sẽ áp thuế đối với hàng xuất khẩu 300 tỷ USD khác của Trung Quốc nếu nhà lãnh đạo Trung Quốc không tham dự cuộc họp. Nếu các cuộc đàm phán không kết thúc tốt đẹp, các công ty có thể nghiêm túc xem xét chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.