Nhận Định Bóng Đá

Tháo gỡ khó khăn cho các nhà xuất bản trong mùa dịch Covid_keo truc tuyen

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C2   来源:Thể thao  查看:  评论:0
内容摘要:Tin thể thao 24H Tháo gỡ khó khăn cho các nhà xuất bản trong mùa dịch Covid_keo truc tuyen

Thực hiện chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo về việc xem xét kiến nghị của XUNHASABA và đề xuất các giải pháp tổng thể tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị trong Ngành xuất bản trước tác động tiêu cực của đại dịch Covid 19,áogỡkhókhănchocácnhàxuấtbảntrongmùadịkeo truc tuyen Cục Xuất bản, In và Phát hành vừa có báo cáo gửi Thứ trưởng về "Một số giải pháp tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức phát triển xuất bản trước tác động tiêu cực của dịch Covid-19". 

{keywords}
Những hệ luỵ mà dịch Covid-19 đem tới là thách thức và cũng là thời cơ để ngành xuất bản chuyển mình.

Hệ thống bán lẻ sụt giảm, doanh số sách online tăng mạnh 

Theo báo cáo của Cục Xuất bản, In và Phát hành, tính đến thời điểm cuối tháng 3/2020, hoạt động xuất bản nói chung, trước hết thị trường phát hành sách truyền thống, dựa chủ yếu vào hệ thống cửa hàng bán lẻ gặp nhiều khó khăn. Doanh thu các đơn vị phát hành sách truyền thống giảm mạnh, nhất là ở 2 thị trường lớn HN và TP.HCM khoảng 30-40% so với cùng kỳ và dự kiến tiếp tục giảm sâu trong tháng 4 năm 2020. Cũng do dịch Covid-19, việc hủy Hội sách mùa xuân TP.HCM (2 năm tổ chức một lần) và nhiều hoạt động hội chợ, triển lãm khác dự kiến diễn ra trong dịp Ngày sách Việt Nam 21/4 tới đây cũng làm các nhà xuất bản, các công ty sách, nhà sách, các đơn vị phát hành mất nguồn thu lớn.

Mặt khác, việc Trung Quốc, Châu Âu, Hoa Kỳ đang căng mình đối phó với đại dịch Covid buộc nhiều công ty phải đóng cửa, hủy hợp đồng cũng tác động không nhỏ đến thị trường mua bán bản quyền của nhiều đơn vị trong nước, ảnh hưởng nhất định nguồn cung bản thảo. Các hoạt động liên quan nhập khẩu nguyên liệu in xuất bản phẩm cũng gặp khó khăn. Bên cạnh đó, chi phí thuê lao động, thuê mặt bằng của các đơn vị phát hành, công ty sách trở thành gánh nặng lớn, trong điều kiện đơn vị sụt giảm hoặc không có doanh thu. Tất cả tác động tiêu cực đến toàn bộ ngành. Thống kê hết tháng 3 tháng đầu năm, lượng nộp lưu chiểu giảm khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy vậy, trong điều kiện hạn chế tụ tập đông người để phòng tránh dịch Covid-19, nhiều bạn đọc lựa chọn hình thức mua sách qua mạng giúp kênh phát hành sách online tăng mạnh. 5 mảng sách bán chạy nhất là: Sách văn học, kỹ năng sống, thiếu nhi, kinh tế và truyện tranh. Đặc biệt, 2 loại sách có mức độ tăng trưởng đáng ghi nhận trong 2 tháng đầu năm nay so với cùng thời điểm năm ngoái là sách y học (tăng gấp 2.7 lần) và sách thường thức gia đình (tăng gấp 2 lần). Sự tăng trưởng đột biến của phát hành sách online ít nhiều bù đắp một phần doanh thu cho các đơn vị, giúp cho các đơn vị có thêm cơ hội duy trì hoạt động.

Cùng thị trường sách online, thị trường sách điện tử cũng tăng mạnh. Theo Waka (đơn vị duy nhất trong khối phát hành sách được cấp phép phát hành sách điện tử), doanh thu tăng khoảng 20-30% trong tháng 2. 

Việc giảm nhịp điệu sống, giãn cách xã hội... chính là thời cơ hiếm có để tận dụng, xây dựng thói quen đọc sách, nhân tố quan trọng nhất để phát triển văn hóa đọc. Thực tế, dù số lượng sách bán giảm nhưng một số mảng sách hay, nhiều giá trị, kén độc giả đã bán chạy hơn, với đối tượng đọc đa dạng hơn như các tác phẩm văn học kinh điển, sách nghiên cứu triết học, kinh tế, lịch sử, tôn giáo, văn hóa....

Một số doanh nghiệp trước đây chưa quan tâm đến phát hành online buộc phải chuyển hướng, phát triển mạng lưới bán hàng online, xây dựng kênh bán sách online của riêng mình, phát triển mảng sách điện tử, từ đó làm phong phú thị trường sách, hạn chế cạnh tranh thiếu lành mạnh. Tính liên kết trong hệ thống theo đó sẽ chặt chẽ hơn, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Những khó khăn do dịch Covid-19 đem đến như một thử thách để qua đó sàng lọc, loại bỏ những đơn vị kém năng lực, thiếu tầm nhìn, thiếu khả năng thích nghi, từ đó qui hoạch một cách tự nhiên toàn bộ hệ thống, làm cho thị trường phát triển lành mạnh hơn.

Cơ hội cũng là thách thức đối với các đơn vị xuất bản khi qui mô, tiềm lực của toàn ngành còn nhỏ bé, những khó khăn trước mắt do thị trường bán sách truyền thống bị thu hẹp và đặc biệt khó khăn lâu dài khi sức mua giảm sâu do tăng trưởng kinh tế thấp, hệ lụy từ việc mất việc làm của một bộ phận người lao động trong thời gian tới sẽ làm ngành xuất bản nói chung,  doanh nghiệp phát hành, nhà sách đối mặt với nguy cơ dừng hoạt động, ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu phát triển văn hóa đọc.

Dù sự tăng trưởng mạnh của thị trường phát hành sách online nhưng vẫn chưa đủ bù đắp được sự tụt giảm sâu của thị trường phát hành sách truyền thống do phát hành sách truyền thống vẫn chiếm trên 50% thị phần ở hầu hết các doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp chuyên phát hành sách online).

Theo Waka, hiện đầu tư 1 ứng dụng để bán sách có thể từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, cùng với ứng dụng này cần duy trì đội ngũ đủ kỹ năng vận hành chuyên nghiệp, giúp tăng tỉ lệ người truy cập và sử dụng. Ngoài ra để phát huy hiệu quả, việc xây dựng các sàn bán sách độc lập chi phí khá cao, không đa dạng hóa nguồn thu, khó đem lại kết quả.

Trong khi đó, hiện nay, chiết khấu thị trường sách online cũng rất cao. Với Tiki, tỉ lệ này dao động từ 40-60% giá bìa. Do là đơn vị chiếm thị phần lớn nhất trong hệ thống phát hành online hiện nay nên việc đưa sách vào hệ thống phát hành này với một số đơn vị, nhất là những đơn vị chưa có thương hiệu mạnh gặp nhiều khó khăn; khó duy trì quan hệ kinh tế bình đẳng cần thiết.

Việc chuyển từ thị trường sách truyền thống sang thị trường sách điện tử là một thời cơ mở ra trong hoàn cảnh hiện nay. Tuy nhiên để tận dụng thời cơ này cũng còn nhiều khó khăn. Việc phát triển thị trường sách điện tử cần một thời gian tương đối dài với sự hỗ trợ rất tích cực của nhà nước. 

{keywords}
Các nhà xuất bản, công ty sách, đơn vị phát hành chủ động hơn nữa chuyển đổi mô hình, phương thức sản xuất kinh doanh; tăng cường, mở rộng thị trường bán sách online và sách điện tử.

Vượt qua thách thức

Chính vì lẽ đó, Cục Xuất bản, In và Phát hành đề xuất trước mắt  đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá văn hóa đọc nhân dịp sự kiện Ngày sách Việt Nam 21/4. Triển khai hiệu quả Hội sách online trong khoảng 1 tháng nhằm thu hút 5-10 triệu lượt người tham dự; Nghiên cứu đề xuất giảm thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các đơn vị hoạt động cả trong lĩnh vực xuất bản và phát hành, chính sách hỗ trợ vốn vay để sản xuất và trả lương người lao động; chế độ  để lại phần lợi nhuận, phần trích nộp ngân sách nhằm tái đầu tư...

Kêu gọi sự vào cuộc, phối hợp của các doanh nghiệp để cùng các đơn vị xuất bản tháo gỡ khó khăn như: Đối với các công ty mạng viễn thông có thể giảm phí thu từ bán sách điện tử hoặc thay vì giảm thu phí có thể hỗ trợ cung cấp một số gói qui đổi lợi ích khác (hiện các nhà mạng thu 40-60% phí thu tiền); Đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cũng có thể chia sẻ khó khăn qua việc giảm chi phí thuê mặt bằng; Đối với đơn vị phát hành sách online, sách điện tử, giảm chiết khấu, miễn giảm một số chi phí khác, tăng lợi nhuận cho các nhà xuất bản, nhà sách, giảm giá thành sách; thu hút bạn đọc...

Các nhà xuất bản, công ty sách, đơn vị phát hành chủ động hơn nữa chuyển đổi mô hình, phương thức sản xuất kinh doanh; tăng cường, mở rộng thị trường bán sách online và sách điện tử (hiện ở Việt Nam doanh thu từ thị trường bán sách online chỉ chiếm khoảng 20% tổng doanh thu trong khi ở một số nước phát triển như Mỹ, các nước châu Âu, việc mua bán qua Amazon chiếm trên 50% thị phần)....

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng phần mềm hỗ trợ qui trình quản lý và biên tập xuất bản để nếu dịch bệnh kéo dài, có nguy cơ lan rộng, các hoạt động xuất bản vẫn tiếp tục được thực hiện trên nền tảng công nghệ đã có.

Ngoài các giải pháp trên, về lâu dài cần thực hiện một số giải pháp mang tính chiến lược:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có luật khuyến đọc để đưa sách vào trường học, hình thành thói quen đọc sách của trẻ. Xây dựng Luật cơ chế giá sách (Các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức.... đều có luật này để khống chế việc giảm giá sách, tránh độc quyền trên thị trường, duy trì hoạt động của các doanh nghiệp làm sách nhỏ hơn, tạo thị trường sách đa dạng, năng động, nhiều sản phẩm).

Thứ hai, đẩy mạnh phát triển xuất bản điện tử và phát hành sách điện tử (hiện chỉ có 6 nhà xuất bản và 02 đơn vị phát hành được cấp phép, trong đó 1 đơn vị phát hành đã ngừng hoạt động); đồng thời vận động để các nhà xuất bản, các nhà sách tham gia tích cực hơn vào thị trường phát hành sách điện tử, nhất là với sách đã xuất bản bản giấy truyền thống. Cục dự kiến sẽ triển khai một số hội thảo, một số buổi làm việc làm cầu nối, giúp cho các đơn vị làm sách điện tử có thể cùng ngồi, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tìm hướng đi cùng phát triển.

Thứ ba, tiếp tục tìm đối tác đầu tư xây dựng Quỹ hỗ trợ phát triển văn hóa đọc, tủ sách cộng đồng,...

Thứ tư, phát huy lợi thế Ngày sách Việt Nam, triển khai tốt Giải thưởng sách để lan tỏa sách hay, sách tốt đến bạn đọc; đẩy mạnh các hoạt động hội chợ, quảng bá sách qua đó xây dựng, hình thành, nuôi dưỡng thói quen đọc sách. Để làm được việc này, sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông có ý nghĩa quyết định; bên cạnh đó có sự chủ động của các nhà xuất bản, nhà sách trong quảng bá các sản phẩm của mình.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác bảo vệ bản quyền nhằm duy trì động lực phát triển của Ngành, tăng cường hơn nữa hoạt động thanh tra, kiểm tra ngăn chặn hành vi bán sách lậu online, đặc biệt là việc phát huy vai trò của các Sở và các cơ quan liên quan trong phòng, chống in lậu. Các cơ quan hữu quan với sự hỗ trợ doanh nghiệp thường xuyên ngăn chặn các trang web phát tán sách lậu, vi phạm bản quyền; có các giải pháp từ Ngân hàng để ngăn chặn thanh khoản đối với sách lậu bán từ nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Tăng cường tuyên truyền để hình thành thói quen đọc sách có bản quyền (việc này được các quốc gia hết sức quan tâm).

Hoàng Long 

'Vắc - xin' tinh thần không thể thiếu trong những ngày cách ly toàn xã hội

'Vắc - xin' tinh thần không thể thiếu trong những ngày cách ly toàn xã hội

Tủ sách “Hạt giống tâm hồn”, bộ sách trải nghiệm tâm linh của Nguyên Phong và các tựa sách về giá trị sống đã chạm đến trái tim độc giả, là nguồn động viên cho họ giữa mùa dịch bệnh Covid-19.

copyright © 2025 powered by Fabet   sitemap