Đã hết thời nghe nhạc trực tuyến miễn phí?_bóng đá indonesia hôm nay
Ngược lại với việc nghe nhạc miễn phí và thu tiền từ quảng cáo ở Việt Nam,Đãhếtthờinghenhạctrựctuyếnmiễnphíbóng đá indonesia hôm nay câu chuyện thu phí tại các web nhạc trực tuyến đang trỗi dậy rất mạnh trong năm 2015 -2016. Đang tồn tại 2 phương án thu phí phổ biến, bao gồm việc trả phí từng bài hát tải về (Apple iTunes, Google Music đang thu phí theo cách này) và trả phí sử dụng hàng tháng (các dịch vụ trực tuyến lớn trên thế giới như Spotify, Tidal, Deezer, Apple Music... áp dụng phương án này.
Trong đó, câu chuyện đình đám nhất cho thấy bất hợp lý của phương án nghe nhạc miễn phí - thu tiền từ quảng cáo khi năm 2014, ca sĩ Taylor Swift rút các album của mình khỏi dịch vụ nghe nhạc trực tuyến Spotify với lý do các nghệ sĩ không được chi trả xứng đáng từ dịch vụ. Taylor Swift đã gây nên những tranh cãi về việc các nghệ sĩ có nên hoãn một thời gian giữa dịch vụ nghe trực tuyến có thu phí và nghe nhạc miễn phí. Khi đó, Taylor Swift không đồng tình với quan điểm âm nhạc nên được miễn phí vì điều đó không công bằng với lao động nghệ thuật của các nghệ sĩ, nhà sản xuất âm nhạc. Không phải tự nhiên, Taylor Swift lại nhắm vào Spotify khi dịch vụ này là đơn vị duy nhất trong số các website nhạc trực tuyến lớn trên thế giới có gói dịch vụ cho người dùng nghe nhạc miễn phí và thu tiền từ quảng cáo.
Các nghệ sĩ khác dù không có động thái tương tự Taylor Swift nhưng chỉ đưa album mới của mình lên Spotify sau khi đã ra mắt được một thời gian và luôn than phiền rằng họ không nhận được xu nào từ mỗi lượt tải nhạc. Không chỉ Spotify, dịch vụ Internet radio miễn phí lớn nhất là Pandora cũng phải chịu áp lực tương tự từ các hãng đĩa và nhà xuất.
Đáp trả lại, CEO của Spotify cho rằng, 80% các thuê bao trả tiền của Spotify đã bắt đầu bằng lựa chọn nghe nhạc miễn phí. Do đó, nếu không nghe nhạc miễn phí thì cũng không có ai trả tiền cho dịch vụ có phí hàng tháng.
Lý giải của Spotify khá hợp lý khi hiện Spotify có đến 30 triệu thuê bao trả phí trong số khoảng gần 100 triệu thuê bao trên khắp thế giới. Theo tờ Forbes, hết năm 2015, doanh thu của Spotify khoảng hơn 2 tỷ USD, tăng 80% so với năm 2014. Trong đó, phần lớn doanh thu đến từ các tài khoản trả phí của người dùng, doanh thu quảng cáo chỉ chiếm khoảng 10%. Mặc dù vậy, khoản lỗ của Spotify cũng tăng khoảng 6,7% so với 2014, ở mức 194 triệu USD. Nguyên nhân của việc thua lỗ chủ yếu đến từ việc 80% doanh thu đem lại được trả cho chí phí bản quyền.