Facebook, Google và cuộc chiến không ngừng nghỉ chống nạn tin giả_vòng loại cúp c1

Facebook

Từ đầu 2015,àcuộcchiếnkhôngngừngnghỉchốngnạntingiảvòng loại cúp c1 mạng xã hội tuyên chiến với nạn tin vịt bằng cách bổ sung thêm tuỳ chọn báo cáo: "It's a false news story" cho người dùng. Khi người dùng chọn ẩn một mẩu tin vịt xuất hiện trên News Feed, tuỳ chọn này sẽ hiện ra. Theo đó, khi Facebook thu thập được một lượng báo cáo đủ lớn, những tin bài lừa đảo bị hạn chế xuất hiện, và khả năng lan toả của những fanpage hay tài khoản chuyên phao tin vịt sẽ bị giảm đi đáng kể.

Sau khi áp dụng thuật toán mới, lượng tin vịt trên Facebook trong năm 2015 giảm mạnh. "Kể từ lúc cập nhật việc đánh tụt hạng các trang chuyên tung tin nhảm trên Facebook, chúng tôi nhận thấy sự suy giảm đáng kể những thông tin kiểu này", phát ngôn của Facebook tự tin nói với BuzzFeed News.

Tuy nhiên, đến năm 2016, đặc biệt là trong tháng một và hai, số lượng các tin vịt lại xuất hiện trở lại như nấm sau mưa. Những trang tin vịt như National Report, Huzlers, Empire News, The Daily Currant, I Am Cream Bmp, CAP News, NewsBiscuit.com, Call the Cops và World News Daily Report,... vẫn sống khoẻ và dường như ngày càng có thêm nhiều chiêu trò để lan toả những nội dung không có thật trên Facebook. Tất cả đều cố gắng phao tin nhảm nhằm câu kéo càng nhiều lượt share, lượt truy cập để tăng thứ hạng trên Google và có thể bán được quảng cáo.

Không chỉ người nổi tiếng, tin vịt trên Facebook cũng len lỏi đến các đài phát thanh địa phương Đầu năm 2016, tờ The New York Times cũng là nạn nhân của thông tin giả trên Facebook khi viết bài về vấn đề hạn chế việc sử dụng súng tại Mỹ.

Ban đầu CEO Facebook còn cho rằng 99% thông tin trên Facebook là thật, nhưng sau đó, chính anh lại đăng trên trang cá nhân của mình 7 việc mà Facebook đang làm để loại bỏ tin vịt bao gồm:

Xây dựng hệ thống nhận diện mạnh mẽ hơn, tạo thuận lợi cho người dùng để báo cáo tin giả mạo, dựa vào bên thứ ba để xác nhận thông tin, đưa ra cảnh báo cho người dùng trước khi họ đọc các tin tức giả mạo, tăng tiêu chuẩn chất lượng của các tin liên quan dưới các đường link trong News Feed. Bên cạnh đó là các kế hoạch cắt giảm lợi nhuận quảng cáo của các website loan tin giả, đồng thời lắng nghe giới báo chí chính thống để học hỏi kinh nghiệm cuả họ trong việc phát hiện tin vịt hiện nay.

Tháng 12/2016, sau khi Facebook bị chỉ trích kịch liệt vì góp phần tuyên truyền nhiều thông tin sai lầm trong suốt cuộc bầu cử Mỹ. Facebook bắt đầu thử nghiệm từ một nhóm nhỏ người dùng tại Mỹ khi giúp báo cáo tin giả mạo hay gây nhầm lẫn dễ hơn. Sau khi bên thứ ba kiểm tra và xác nhận đúng là tin xuyên tạc, nó sẽ bị dán nhãn và giáng cấp trên News Feed. Một đại diện mạng xã hội cho biết công ty cũng sử dụng các biện pháp khác như thuật toán để nhận diện câu chuyện đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội có chính xác hay không. Nếu không, nó sẽ bị đánh dấu giả mạo và chôn vùi trên bảng tin của mọi người. Một nhóm các chuyên gia của Facebook cũng đánh giá tên miền website, gửi những trang có vẻ là giả mạo hoặc lừa đảo tới bên thứ ba

Cũng trong tháng đó, Facebook có vẻ như đang thử nghiệm phương pháp mới để đánh giá chất lượng tin tức. Theo đó, dưới các bài viết được chia sẻ trên mạng xã hội này, Facebook sẽ đưa ra một khảo sát (survey) để hỏi ý kiến người dùng rằng liệu tiêu đề bài viết có đang "sử dụng ngôn ngữ lừa đảo" hay "che giấu các chi tiết chính của câu chuyện", hay không.

Tới tháng 3/2017 Facebook tung ra Tính năng đánh dấu nội dung gây bàn cãi trong nỗ lực chống lại tin tức giả mạo lan tràn trên mạng xã hội. Cụ thể, vài người khi định chia sẻ câu chuyện bị nghi là giả mạo đã nhìn thấy cảnh báo cho biết bài viết được Snopes.com và hãng tin AP đưa vào diện tranh cãi. Bấm vào cảnh báo hiện ra cửa sổ với nhiều thông tin hơn. “Đôi khi mọi người chia sẻ tin giả mạo mà không hay biết. Khi các bên kiểm tra tính xác thực độc lập tranh luận về nội dung này, bạn có thể ghé thăm website của họ để tìm hiểu vì sao”, cửa sổ này viết.